xuanhieu.org Kinh nghiệm mua hàng & Digital Marketing Phạm Xuân Hiếu✔️xuanhieu.org Kinh nghiệm mua hàng & Digital Marketing Phạm Xuân Hiếu✔️
  • Home
    • Phạm Xuân Hiếu là ai?
    • Liên hệ với tôi – Xuân Hiếu
    • Cẩm nang văn hóa Vietsovpetro
  • Deal Hot sàn TMĐT
    • Mã giảm giá
  • Giá rẻ nhất
  • Check sao kê
Đang xem:Thứ 7 ngồi 8: Câu chuyện khó chịu khi ngồi cửa hàng phân khúc Trung – Cao cấp
Share
NotificationShow More
Font ResizerAa
xuanhieu.org Kinh nghiệm mua hàng & Digital Marketing Phạm Xuân Hiếu✔️xuanhieu.org Kinh nghiệm mua hàng & Digital Marketing Phạm Xuân Hiếu✔️
Font ResizerAa
Tìm kiếm
Have an existing account?Sign In
Follow US
xuanhieu.org Kinh nghiệm mua hàng & Digital Marketing Phạm Xuân Hiếu✔️ > Review > Thứ 7 ngồi 8: Câu chuyện khó chịu khi ngồi cửa hàng phân khúc Trung – Cao cấp
Review

Thứ 7 ngồi 8: Câu chuyện khó chịu khi ngồi cửa hàng phân khúc Trung – Cao cấp

Phạm Xuân Hiếu
Cập nhật: 2018/05/05 at 10:31 AM
Phạm Xuân HiếuPublished 21/04/2018
Share
24 Min Read
Thứ 7 ngồi 8: Câu chuyện khó chịu khi ngồi cửa hàng phân khúc Trung – Cao cấp
Top 10 Campaign nổi bật trên Social media Việt Nam năm 2017 vừa qua
SHARE

Nội dung

  1. Chuỗi hành trình thành công
  2. Những lý do cho sự thành công này
  3. Nhưng hiện tại thì sao? – Đối thủ và Thị trường
    1. 1. Doanh nghiệp “ngoại đạo” tham vọng xuất khẩu
    2. 2. Đến Cuộc chiến khốc liệt ở chuỗi quán cà phê
    3. 3. Mỗi người Việt tiêu thụ 1,38 kg cà phê/năm
  4. Lý do đăng bài này:
    1. 4. Quan trọng nhất
    2. Xem thêm:

Theo phong trào Khởi nghiệp – Hành trình khởi nghiệp – Quốc gia khởi nghiệp – Nhà nhà khởi nghiệp đang nở rộ trong những năm gần đây, mình tiện tay nghiên cứu, tìm hiểu và nhiều chuyện một chút ngày cuối tuần khi có chút cảm giác “khó ở”. Bài viết có sự tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, tất nhiên mình không thể có những thông tin này nếu không đọc. Còn về lý do chi tiết thì nằm ở dưới cùng của bài viết này, ai có quan tâm thì kéo xuống đọc chơi.

Chuỗi hành trình thành công

Đọc 1 bản profile hơi bị hoành tráng của 1 tập đoàn 20 năm thành lập và đang chiếm lĩnh nhiều cái nhất trong phân khúc từ trước đến nay.

Nhưng hình như chiến lược là đánh vòng ngoài rồi nuôi ngược lại trong nước. Nên không có profile tiếng Việt

Thương hiệu này có định vị rõ ràng và nhất quán ngay từ đầu là “cà phê dành cho doanh nhân” và “cà phê dành cho giới trí thức có thu nhập”. Nhiều khảo sát cho thấy, khách hàng chọn trước hết vì “đồ uống ngon và không gian rộng“, “thái độ phục vụ” và “sản phẩm đa dạng“.

– Founded in 1998 Hà Nội bởi người Mỹ gốc Việt – đánh dấu lần đầu tiên người Việt định cư ở nước ngoài đăng ký công ty tư nhân tại Việt Nam

– Người sáng lập lấy cảm hứng từ việc chứng kiến ​​sự gia tăng của chuỗi cà phê Starbucks từ một công ty nhỏ ở quê nhà Seattle đến thành một tập đoàn đa quốc gia.

Thực ra dựa trên và đánh vào tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng Việt. Tâm lý ấy thể hiện rõ nét trong ngày đầu Starbucks khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Đầu tháng 2/2013, hàng trăm bạn trẻ đội nắng, xếp hàng mua được một ly Starbucks dù giá sản phẩm này không hề rẻ. Giá bán cho một ly Starbucks loại thường là 85.000 đồng, loại đặc biệt 150.000 đồng.
Vì thế, việc công ty này sớm tìm cách đối phó với Starbucks là bước đi khôn ngoan.

– 2000, trở thành cty cổ phần, lại đánh dấu lần đầu tiên, Việt kiều đăng ký công ty cổ phần tại Việt Nam.

Ban đầu chỉ làm cà phê đóng gói cung cấp cho các siêu thị, khách sạn, nhà hàng và quán cà phê

– 2002, quán cà phê đầu tiên được thành lập, từ Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn

– 2009, công ty đã điều hành 80 cửa hàng cà phê tại 6 tỉnh thành trên cả nước

– Năm 2011, mua lại toàn bộ chuỗi Phở 24 với giá khoảng 20 triệu USD.

Năm sau, bán khoảng 50% cổ phần của toàn bộ công ty (trong đó có cả Phở 24) gồm: 49% bộ phận kinh doanh Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh tại Hong Kong cho chuỗi thương mại quốc tế của Philippines là Jollibee với giá 25 triệu USD. Và Jollibee cho vay thêm 35 triệu USD với lãi suất 5% trong 5 năm

Vì áp lực cạnh tranh với Starbucks, vì người tiêu dùng có xu hướng “sính ngoại” nên dù không gặp khó khăn gì nhiều nhưng vẫn phải bán cổ phần và chia sẻ quyền lực cho tập đoàn nước ngoài.

Điều đó phần nào hiệu quả khi năm 2016, Starbucks thống trị cả Đông Nam Á nhưng lại chật vật tại Việt Nam (sau 3 năm với cửa hàng đầu tiên)

Còn tập đoàn nước ngoài thì muốn dựa vào thương hiệu Việt để luồn sâu ở VN, thể hiện rõ trong việc không công bố nhiều kế hoạch đẩy mạnh phát triển

– 2012, hợp tác nhượng quyền với cty chuyên về CNTT Philippines và khai trương quán cf đầu tiên ở đất nước này. Công ty Philippines này cũng sở hữu chuỗi Internet Cafe và công ty con về game.
Sau đó một loạt 36 quán tiếp theo do cty này điều hành.
Cạnh tranh với các đối thủ khác là giá rẻ, free wifi, … và đặc biệt là nhấn mạnh cf chỉ có nguồn gốc từ Việt Nam :))

– 2013, đổi chiến lược, thay đổi toàn bộ hình ảnh với thiết kế cùng logo mới.

Những lý do cho sự thành công này

Theo như chuyên gia đánh giá: Ở phân khúc trung cao như thương hiệu này đang chiếm lĩnh thì mức độ cạnh tranh có phần ít hơn. 4 yếu tố cơ bản được chỉ ra để làm nên thành công của thương hiệu này gồm:

1. Khả năng quản trị và vận hành tốt
Một vài ví dụ là Công ty cũng điều hành các nhà hàng và quán ăn ở Việt Nam, và phục vụ cho trụ sở chính của Tập đoàn Intel. Nhân viên điều hành bao gồm tuyển dụng từ các công ty như Coca-Cola và Starbucks

2. Tài chính
Với số vốn được đầu tư, rõ ràng có quy mô lớn bậc nhất trong mảng chuỗi cafe và trong một cuộc đua đường trường, năng lực tài chính là một lợi thế lớn nên chiếm lĩnh những mặt bằng đẹp và nhanh chóng nhân rộng chuỗi cửa hàng của mình.

3. Địa điểm
Những địa điểm của thương hiệu có tính đồng nhất rất cao, đều là những vị trí đẹp hoặc dưới chân các tòa nhà văn phòng. Điều này giúp cho khách hàng nhận diện một cách rõ ràng và đồng nhất về hình ảnh thương hiệu.

4. Khách hàng
Từ những hệ quả trên, tệp khách hàng của thương hiệu này là trung cao cấp, sẵn sàng có mức chi trả trên mức trung bình và tần suất/ thói quen sử dụng đi sử dụng lại dịch vụ là rất nhiều.

Lý giải nguyên nhân vì sao vẫn tồn tại trong khi nhiều chuỗi lớn khác đã đóng cửa, mô hình này đã có sự tiến hóa lớn so với thời điểm bắt đầu.

Ngày đầu khi mới mở, menu có tới gần 50 món đồ uống, hiện chỉ còn khoảng 20. Ban đầu tính tiền sau khi khách uống xong và thu tiền tại bàn. Hiện giờ, khách hàng tự đến lấy đồ tại quầy pha chế và trả tiền luôn.
Có thời điểm không có đồ ăn tạo ra sự bất tiện nhất định (vì có khách muốn ăn trưa nhưng không có đồ ăn nên phải đi chỗ khác) thì giờ trên menu của có thêm vài món bánh mì.

Ngoài ra, thương hiệu này liên tục có sự đổi mới về thực đơn, có rất nhiều món mang ra thử nghiệm để thu thập phản hồi từ phía khách hàng nhằm đáp ứng đúng nhu cầu nhưng đảm bảo tinh gọn nhất về mặt vận hành.

Hệ quả của 2 điều trên giúp cho khả năng quản trị và vận hành của thương hiệu này trở nên tối ưu hơn rất nhiều so với những chuỗi khác. Đây là nguyên lý nhiều người có thể biết, nhưng để làm được như vậy thực tế là điều không hề dễ dàng.

Không những thế, ngoài chuỗi cà phê, Tập đoàn Việt này cũng sở hữu độc quyền nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đối với một số thương hiệu quốc tế lớn như Nike, Aldo Shoes & Accessories, đồ lót La Vie en Rose, Emporio Armani, trang sức pha lê Swarovski, Debenhams Department Store, và Hard Rock Cafe (Mình đi Malay cũng thấy thương hiệu này).

Không gian thơ mộng bên bờ sông cùng quán Hard Rock Coffee ở Melaka, Malaysia
Không gian thơ mộng bên bờ sông cùng quán Hard Rock Coffee ở Melaka, Malaysia

Nhưng hiện tại thì sao? – Đối thủ và Thị trường

Đấy, là những câu chuyện lịch sử, còn những năm gần đây và theo những gì trải nghiệm thì cá nhân mình chả muốn đến nhiều.

Từ năm 2013 đến năm nay 2018, thị trường cà phê Việt Nam thực sự nóng lên khi Starbucks bắt đầu gia tăng sự hiện diện của mình và tiếp đến là chuỗi cà phê đến từ Hàn Quốc Coffee Bene, thương hiệu đến từ Mỹ PJ’s Coffee cùng chuỗi trong nước như The Coffee House, Trung Nguyên, Highlands, Phúc Long, Passio…

Ngay cả doanh nghiệp từ trước đến nay chưa tham gia trồng, chế biến cà phê cũng công bố bỏ vốn đầu tư, với tham vọng chia lại thị trường.

1. Doanh nghiệp “ngoại đạo” tham vọng xuất khẩu

Được biết đến với “chuyên môn” mở chuỗi quán cà phê, đầu năm 2018, một startup đứng đằng sau là quỹ đầu tư lớn công bố mua lại trang trại, kho, hệ thống rang xay để bắt đầu trồng cà phê tại Đà Lạt. Mới chỉ sở hữu 33 ha trồng cà phê, nhưng CEO chuỗi này khẳng định đây là bước đi đầu tiên để hướng tới mục tiêu xuất khẩu trong 5 năm tới, tự tin cho rằng có thể trong tương lai gần nhất, diện tích cà phê doanh nghiệp này sở hữu sẽ tăng mạnh hàng nghìn ha. Bởi doanh nghiệp quyết tâm chinh phục mục tiêu trồng và xuất khẩu ngành hàng này.

Thể hiện tham vọng mạnh mẽ hơn, năm 2017, một doanh nghiệp Việt lâu năm về thực phẩm dinh dưỡng khác, dù chưa hề tham gia thị trường cà phê, đã công bố đầu tư 1.000 tỷ đồng trồng cà phê tại tỉnh Đăk Lăk để phát triển ngành cà phê từ cây giống, trồng, thu hoạch, xây dựng nhà máy chế biến cà phê cao cấp, sạch, hữu cơ…  nâng cao năng suất, gia tăng giá trị sản phẩm sau cùng, thành phẩm chất lượng cao. Công ty sẽ tận dụng kênh phân phối có sẵn để đẩy mạnh khai thác thị trường xuất khẩu, trước mắt nhắm đến 2 thị trường Nhật và Mỹ.

Doanh nghiệp này cũng được tỉnh chấp thuận trở thành cổ đông chiến lược của công ty Nhà nước đầu tiên của Đắk Lắk thực hiện thí điểm cổ phần hóa, có kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm 12-15 triệu USD, sở hữu 1.400 ha diện tích cà phê.

Đi trước một bước, Starbucks sau 2 năm gia nhập thị trường Việt Nam đã công bố bán dòng cà phê Việt Nam với tên gọi “DaLat Blend” tại hơn 21.500 cửa hàng ở 56 quốc gia của chuỗi cà phê này. Đây là dòng sản phẩm cao cấp, một gói cà phê bột khoảng 250 gr bán với giá 12,5 USD (tương đương hơn 280.000 đồng). Vùng đất trồng ra loại cà phê được giới thiệu là thượng hạng này chính là Đà Lạt (Lâm Đồng).

Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội cà phê Việt Nam cho biết cả nước có hơn 150 doanh nghiệp xuất khẩu và 3.000 đại lý thu mua cà phê, nhưng chỉ 1/3 doanh nghiệp có nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu.

2. Đến Cuộc chiến khốc liệt ở chuỗi quán cà phê

Đầu năm 2013, Starbucks vào Việt Nam, cuộc chiến trong kinh doanh chuỗi cũng thật sự bùng nổ, dù các chuỗi tên tuổi Việt đã phát triển rầm rộ trước đó.

Thời điểm Starbucks vào Việt Nam với ầm ĩ các hoạt động truyền thông thu hút khách hàng cũng là lúc 2 chuỗi cà phê nội ra mắt. Không ồn ào như Starbucks, nhưng Phúc Long lại khiến khách hàng, nhất là giới trẻ, mê mẩn với menu thức uống đa dạng, giá cạnh tranh nhưng cửa hàng hiện diện ở hầu hết vị trí đắc địa tại trung tâm TP.HCM.

The Coffee House không đầu tư cửa hàng tại những vị trí vàng, mà ghi điểm bằng thiết kế quán trẻ trung, ấn tượng, phù hợp với giới trẻ. Giá thức uống cũng ở mức khách hàng trung cấp chấp nhận.

Tính đến hiện tại, hệ thống Highlands đang sở hữu số lượng quán nhiều nhất với gần 150 cửa hàng tại nhiều tỉnh thành. Starbucks có khoảng 30 cửa hàng, Trung Nguyên hơn 60 cửa hàng, The Coffee House 80 cửa hàng, Urban café gồm 30 cửa hàng… Chưa có chuỗi nào bày tỏ ý định dừng ở con số nhất định mà tiếp tục có kế hoạch đầu tư để mở rộng và phát triển.

CEO một chuỗi cà phê cho biết ước thị trường có khoảng 20.000 quán cà phê lớn nhỏ và vẫn đang còn dư địa phát triển. Chuỗi này dự kiến mở đến 2.000 quán trong 5-10 năm tới.

3. Mỗi người Việt tiêu thụ 1,38 kg cà phê/năm

Theo báo cáo Ngành Nông nghiệp Việt Nam quý III/2017 của BMI Research, trong giai đoạn 2005-2015, lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam tăng trưởng từ 0,43 kg/đầu người/năm, lên 1,38 kg/đầu người/năm. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê trên thế giới, và dự báo lên 2,6 kg/người/năm vào 2021.

Báo cáo cũng cho biết sản lượng tiêu thụ cà phê rang xay của Việt Nam niên vụ 2017-2018 ước khoảng 2,55 triệu bao, do sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng cà phê.

Riêng với thị trường cà phê hòa tan, nếu trước đây chỉ xoay quanh 3 đại gia Việt thì này thêm nhiều đối thủ như TNI (King coffee), Ajinomoto (Birdy), PhinDeli…

Lý do đăng bài này:

1. Tái khẳng định câu kết luận.

Ngoài chuyện cà phê ngon, không gian bài trí, thiết kế đẹp, marketing tốt thì có nhiều thứ khó chịu, không cảm thấy thoải mái và không thích hợp cho những người cày cắm như mình.

Và câu chuyện là bạn quảng cáo hay, làm tốt mọi thứ bên ngoài, nhưng trải nghiệm khách hàng không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và doanh thu. Chứ không phải chỉ quảng cáo quyết định được mọi kết quả.

2. Feedback không có form để dễ phản hồi và tiết kiệm time.

Trước đây feedback nhiều nhưng không có gì thay đổi nên thôi chả rảnh nữa.
Và tất nhiên có thể việc feedback ảnh hưởng đến những người làm công ở vị trí đó, nhưng lỗi nằm ở quy trình.

3. Chả biết nói sao, nói thẳng luôn vấn đề theo cách bình dân:

Đồ Con Mèo, Wifi như sệt – F*ck up ! Sh*t !!!!!!!!!

Như sệt hồi lâu rồi, 10 lần vào thì 6 lần thất vọng. Nên lúc nào vào là xác định phải có 3G hoặc 4G và ngồi lướt đt chứ mở lap là thua.
Đến cả nhiều khách hàng quen còn bỏ qua cửa hàng khác tốt hơn về khoản này để sử dụng.

Cập nhật tẹo mà cả sáng không xong
Cập nhật một tẹo mà cả buổi trời không xong

Sau những sự hạn chế thì đến hiện tại, thương hiệu này đang hợp tác với 1 đơn vị CNTT cung cấp nền tảng Social Location Mobile marketing. Không rõ có phải 1 dự án con của ‘Doanh nghiệp mém bán chui' trót lọt cho Mobifone không.

Nhưng rõ ràng khi mình kiểm tra những thông tin của đơn vị đi chào mời đều thấy của ‘Doanh nghiệp mém bán chui'. Và nền tảng này được đỡ đầu bởi Vingroup khi nhiều địa điểm của Vincom sử dụng giải pháp này.

Nói qua 1 chút là cái nền tảng này cũng chẳng có gì gọi là mới mẻ

  • Website thì cùi lở
  • Vẫn là “tiền nào của nấy”. Các đơn vị khác cung cấp wifi free, wifi công cộng thì chất lượng đi theo giá tiền, mà giá 0 đồng thì nguy cơ lộ thông tin, bị khai thác dữ liệu chui, bị hack do dùng cùng mạng free không đảm bảo càng cao.
  • Do free nên vào một lúc thì lại bắt reconnect nên chẳng biết đâu mà lần khi dữ liệu đang cập nhật online lại bị disconnect. Đây là điều cực kỳ khó chịu và có mức độ nghiêm trọng nhất định.
  • Cả sáng mà cập nhật mỗi mấy phần mềm nó cứ tụt quần mình chả thấy nhích lên được miếng dung lượng nào.
  • Những thứ này mua 1 modem Tung Của về và đăng ký với nhà mạng là setup được chứ chẳng có gì cao siêu cả.
Hễ một chút là hiện ra cái sệt này - link không cho vào - connect thì cứ chục giây lại hạ bandwith thấy rõ
Hễ một chút là hiện ra cái sệt này – link không cho vào – connect thì cứ chục giây lại hạ bandwith thấy rõ

4. Quan trọng nhất

“Không thay đổi chỉ có chết”

Xin trích nguyên văn Triết học nhiều người đều được học qua môn trên giảng đường đại học : “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập” cho nó gần gũi và quen thuộc:

Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Xét về phương diện nào đó giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có một số yếu tố giống nhau.

Sự thống nhất của các mặt đối lập bao hàm sự đồng nhất của nó. Khái niệm sự đấu tranh giữa các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng. Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng.

Sự chuyển hóa của các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể. Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối, sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng.

Vai trò của mâu thuẫn đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật: Sự liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới. “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”.

 

Do hiểu biết còn nông cạn dẫn đến góc nhìn còn phiến diện, nên thấy sao nói đó, nội dung mang nặng cảm tính cá nhân.

 

P.s: Lúc đăng còn có một chợ các mẹ vào, mồm át cả tiếng nhạc cửa hàng.

5/5 (1000 votes)

Xem thêm:

  1. Xiaomi tiếp tục cho ra smartphone 2019 mới phủ mọi phân khúc: Điểm sáng Mi 9T Pro
  2. Phần mềm MIỄN PHÍ Giúp “Đi chợ hộ” cho Phường, các tổ chức thiện nguyện không bị quá tải đơn hàng
  3. Davinci Resolve: Phần mềm miễn phí và chuyên nghiệp thay thế Adobe Premiere
  4. MV Khúc hát đồng lòng – Full HD 1080p – “Khúc hát đồng lòng” của giới trẻ
Phạm Xuân Hiếu 05/05/2018 05/05/2018
Chia sẻ bài này
Facebook Twitter LinkedIn Telegram Email Copy Link Print
Share
What do you think?
Love0
Sad0
Happy0
Sleepy0
Angry0
Dead0
Wink0
By Phạm Xuân Hiếu
Follow:
Chuyên gia tư vấn và thực hiện các chiến dịch digital marketing, SEO, truyền thông trực tuyến đa kênh với nhiều khách hàng nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các Tổ chức, Hiệp hội, Công ty, Doanh nghiệp đến cá nhân kinh doanh.
Previous Article Cập nhật thông tin thuê bao di động 2018: Toàn nước đến đít mới nhảy Cập nhật thông tin thuê bao di động 2018: Toàn nước đến đít mới nhảy
Next Article Tổng hợp Khuyến mãi Lễ 10/3 và 30/4 – 1/5 (cập nhật) Tổng hợp Khuyến mãi Lễ 10/3 và 30/4 – 1/5 (cập nhật)

Thời tiết hôm nay

Thư viện tải về

  • AI
  • Crack
  • Full Serial
  • Phần mềm làm phim
  • Tool
  • Văn bản

RSS Top trend mới nhất 2024

Categories

Có thể bạn quan tâm

AI SEO Content 2025

18/11/2024
Black Myth: Wukong – Phân Tích 2 Cái Kết và Bài Học Nhân Sinh
Review

Black Myth: Wukong – Phân Tích 2 Cái Kết và Bài Học Nhân Sinh

21/09/2024
Black Myth Wukong: Cảm động rớt nước mắt chuyện tình Trư Bát Giới
Review

Black Myth Wukong: Cảm động rớt nước mắt chuyện tình Trư Bát Giới

24/08/2024
Review Khóa học Khánh Hùng Academy Lừa đảo-Spam-Lùa gà?
Review

Review Khóa học Khánh Hùng Academy Lừa đảo-Spam-Lùa gà?

17/08/2024
PreviousNext
Xuan Hieu Blog Logo Xuanhieu.org Logo Xuan Hieu White

Địa chỉ: 155 Nguyễn Thái Học, Vũng Tàu


Phạm Xuân Hiếu Blog ✔️

©2012-2023 xuanhieu.org xuanhieu.vn xuanhieuute.com DMCA.com Protection Status

xuanhieu.org by Pham Xuan Hieu is licensed under CC BY-NC-ND 4.0

    FacebookTelegramZaloEmailĐịa chỉNot enteredNot enteredNot enteredNot enteredNot entered
    adbanner
    Xin tắt công cụ chặn quảng cáo
    Chào bạn. Bạn có thể vui lòng giúp chúng tôi? Tôi biết các quảng cáo đôi khi quá khó chịu và bạn muốn sử dụng adblock (hoặc VPN). Nhưng tôi nghĩ bạn có thể hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt tạm thời các trình chặn quảng cáo hoặc VPN và tải lại trang. Nó sẽ giúp chúng tôi và cộng đồng của chúng tôi. Cảm ơn bạn đã giúp đỡ!
    Okay, I'll Whitelist
    Welcome Back!

    Đăng nhập

    Lost your password?