xuanhieu.org Kinh nghiệm mua hàng & Digital Marketing Phạm Xuân Hiếu✔️xuanhieu.org Kinh nghiệm mua hàng & Digital Marketing Phạm Xuân Hiếu✔️
  • Home
    • Phạm Xuân Hiếu là ai?
    • Liên hệ với tôi – Xuân Hiếu
    • Cẩm nang văn hóa Vietsovpetro
  • Deal Hot sàn TMĐT
    • Mã giảm giá
  • Giá rẻ nhất
  • Check sao kê
Đang xem:Trả lời 64 câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng
Share
NotificationShow More
Font ResizerAa
xuanhieu.org Kinh nghiệm mua hàng & Digital Marketing Phạm Xuân Hiếu✔️xuanhieu.org Kinh nghiệm mua hàng & Digital Marketing Phạm Xuân Hiếu✔️
Font ResizerAa
Tìm kiếm
Have an existing account?Sign In
Follow US
xuanhieu.org Kinh nghiệm mua hàng & Digital Marketing Phạm Xuân Hiếu✔️ > Kỹ năng > Trả lời 64 câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng
Kỹ năng

Trả lời 64 câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng

Phạm Xuân Hiếu
Cập nhật: 2022/08/23 at 8:07 PM
Phạm Xuân HiếuPublished 30/06/2014
Share
102 Min Read
SHARE

Nội dung

  1. 1.Nói cho tôi biết thông tin về bạn?
  2. 2. Thế mạnh của bạn là gì?
  3. 3. Tại sao bạn lại bỏ việc?
  4. 4. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
  5. 5. Tại sao bạn lại muốn làm việc cho công ty chúng tôi?
  6. 6. Điểm yếu nhất của bạn là gì?
  7. 7. Bạn nghĩ bạn có thể hợp tác với chúng tôi trong bao lâu, nếu bạn được tuyển dụng vào công ty?
  8. 8. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
  9. 9. Bạn có những kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này? Bạn đã có kinh nghiệm làm việc thực tế hay chưa?
  10. 10. Trong thời gian vừa qua, bạn làm gì để củng cố và mở mang kiến thức của bản thân?
  11. 11. Vui lòng cho biết, bằng cách nào bạn sẽ là một tài sản giá trị với công ty chúng tôi?
  12. 12. Vui lòng cho biết một đề nghị cài tiến mà bạn đã thực hiện trước đây?
  13. 13. Tại sao bạn nghĩ rằng bạn sẽ làm tốt công việc này?
  14. 13. Đồng nghiệp hay bạn bè đánh giá bạn là người như thế nào?
  15. 14. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
  16. 15. Bạn mong muốn mức lương như thế nào? 
  17. 16. Điều gì khiến bạn khó chịu với đồng nghiệp?
  18. 17. Bạn có sẵn lòng làm ngoài giờ không?
  19. 18. Bạn có nghĩ rằng bạn đã thành công?
  20. 19. Hãy nói về đạo đức nghề nghiệp của bạn?
  21. 20. Bạn có thể làm việc theo nhóm không?
  22. 21. Triết lý làm việc của bạn là gì?
  23. 22. Nếu bạn đã kiếm đủ tiền và có thể nghỉ việc bây giờ, bạn sẽ nghỉ chứ?
  24. 23. Bạn có quen ai làm việc trong công ty của tôi không?
  25. 24. Hãy nói cho tôi biết công việc mơ ước của bạn là gì?
  26. 25. Điều gì quan trọng hơn: tiền bạc hay công việc?
  27. 26. Kiểu người thế nào sẽ làm cho bạn không muốn làm việc cùng?
  28. 27. Hãy kể cho tôi nghe những vấn đề bạn gặp phải với người giám sát?
  29. 28. Cho tôi biết khả năng chịu đựng của bạn với áp lực công việc?
  30. 29. Hãy trình bày điều mà bạn thấy thất vọng nhất trong công việc cũ của bạn?
  31. 30. Kỹ năng của bạn có phù hợp với công việc này hay phù hợp với công việc khác hơn?
  32. 31. Sao bạn biết bạn đã thành công trong công việc?
  33. 32. Bạn có sẵn sàng đi xa nếu được yêu cầu không?
  34. 33. Bạn có sẵn sàng đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của mình hay không?
  35. 34. Hãy miêu tả khả năng quản lý của bạn?
  36. 35. Bạn có “điểm mù” nào không?
  37. 36. Nếu bạn tuyển một người cho vị trí này, bạn mong chờ gì ở ứng viên đó?
  38. 37. Bạn có cho rằng bạn quá tốt so với đòi hỏi của công việc này không?
  39. 38. Bạn làm gì để bù đắp cho sự thiếu kinh nghiệm làm việc?
  40. 39. Bạn mong chờ điều gì từ quản lý/ giám đốc của bạn?
  41. 40. Vị trí mà bạn muốn làm việc trong một dự án là gì?
  42. 41. Điểm đáng thất vọng nhất mà bạn nhận thấy ở bản thân mình là gì?
  43. 42. Hãy kể một câu chuyện hài hước nhất mà bạn đã có trong khi làm việc.
  44. 43. Quyết định khó khăn nhất của bạn phải đưa ra là gì?
  45. 44. Bạn sẽ làm thế nào nếu như sếp của bạn sai?
  46. 45. Hãy nêu một vài ví dụ về việc bạn làm việc nhóm?
  47. 46. Bạn thích làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm.
  48. 47. Lần cuối cùng mà bạn tức giận là khi nào? Chuyện gì đã xảy ra?
  49. 48. Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực?
  50. 49. Hãy mô tả tốc độ làm việc tại nơi làm việc của bạn?
  51. 50. Bạn hãy mô tả về phong cách làm việc của bạn?
  52. 51. Hãy mô tả một công việc tiêu biểu bạn hay làm trong tuần:
  53. 52. Điểm mạnh nhất của bản thân bạn có thể giúp bạn hoàn thành công việc là gì?
  54. 53. Bạn làm thế nào để đạt được mục tiêu đặt ra:
  55. 54. Anh có sẵn sàng đi công tác không?
  56. 55. Anh có thể đóng góp gì cho công ty?
  57. 56. Cách thách thức mà anh đang mong chờ là gì?
  58. 57. Điều gì khiến bạn hứng thú với công việc này?
  59. 58. Ai là người chủ tốt nhất của anh?
  60. 59. Anh kỳ vọng gì từ người giám sát mình?
  61. 61. Bạn thích điều thì hay không thích điều gì về công việc trước đây của bạn?
  62. 62. Mức thù lao khởi điểm và cuối cùng của anh là bao nhiêu?
  63. 63. Hãy kể cho tôi nghe về thành tích đáng tự hào nhất của bạn?
  64. 64. Anh có câu hỏi gì cho tôi không?

40. Vị trí mà bạn muốn làm việc trong một dự án là gì?

a.Bí quyết cho câu trả lời:

Nếu bạn cảm thấy thoải mái trong những vai trò khác nhau hãy thể hiện điều đó ra. Điều này tùy thuộc vào công việc mà bạn sắp làm, nhưng quan trọng hơn cả là bạn nên trung thực, không thể hiện thái độ tiêu cực đối với công việc hoặc vị trí mà bạn không thích.
Hãy cố gắng học cách thích nghi với công việc càng nhiều càng tốt. Hãy luôn nhận ra việc làm hàng ngày mà bạn sẽ phải thường xuyên tiếp xúc, bạn sẽ phải làm việc độc lập hay đối lập lại với mọi người.

b.Câu trả lời mẫu

• “Tôi thích được làm việc theo nhóm nhưng có những phần công việc mà tôi sẽ tự chịu trách nhiệm”. Tất nhiên nếu bạn đang ứng cử vào vị trí như việc kiểm soát hệ thống ánh sáng của tòa nhà thì bạn sẽ thích làm việc một mình hơn. Nếu bạn đang dự định tham gia vào hành trình xuống Nam cực thì điều chắc chắn rằng bạn sẽ phải làm việc theo nhóm.

• “Với khả năng và kinh nghiệm của tôi, tôi thích được tham gia vào làm việc dự án nhóm. Chỉ bởi vì tôi hiểu rõ bản thân mình rằng tôi là người có thể kiểm soát được công việc.”

41. Điểm đáng thất vọng nhất mà bạn nhận thấy ở bản thân mình là gì?

a.Mẹo trả lời

Hãy đề cập tới những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân bạn nhưng cho nhà tuyển dụng thấy việc đó có thể chấp nhận được và không tạo ra cảm giác tiêu cực.

b.Câu trả lời mẫu

Tôi đã không tiếp tục học khi tôi còn trẻ và có cơ hội. Việc học tiếp có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong sự nghiệp của tôi. Tôi đã quá thỏa mãn với bản thân ở thời điểm đó và tôi đã không nhiệt huyết với việc tiếp tục đi học.

42. Hãy kể một câu chuyện hài hước nhất mà bạn đã có trong khi làm việc.

Đây là một câu hỏi thường được sử dụng trong các buổi phỏng vấn.

Bí quyết trả lời:

• Hãy nói về các câu chuyện hài hước mang tính chất đóng góp cho tổ chức.
• Hãy kể về các câu chuyện có liên quan tới công việc/ nhiệm vụ của bạn.
• Hãy thể hiện cảm giác hạnh phúc của bản thân ở nơi làm việc.
• Hãy kể câu chuyện cho thấy bạn là một người nhạy bén.

43. Quyết định khó khăn nhất của bạn phải đưa ra là gì?

a.Bí quyết trả lời

• Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra thái độ của bạn khi gặp phải vấn đề và cách bạn giải quyết chúng. Câu trả lời của bạn có thể thành thực như bạn mong muốn nhưng có một lưu ý mà bạn cần nhớ đó là những việc mà bạn làm trong quá khứ không sẽ không phải là cách mà bạn chỉ ra trong tương lai. Chìa khóa cho câu hỏi này chính là sự học hỏi.

• Bạn hãy chỉ ra tình huống khó khăn mà bạn mắc phải và mô tả chi tiết chúng. Sau đó, bạn hãy nói cho nhà tuyển dụng biết bạn đã làm thế nào để giải quyết chúng (hoặc cách xử lý trong mỗi tình huống). Hãy nhớ rằng khi nói luôn giữ giọng điệu tích cực (ví dụ khi bạn nhắc tới người đã gây ra lỗi), nói chi tiết về cách giải quyết của bạn. Cuối cùng, hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn đã học được rất nhiều kinh nghiệm từ tình huống đó.

b.Câu trả lời mẫu

Khi đang bắt tay vào xây dựng dự án của mình tôi nhận được một lời mời công việc với mức thu nhập gấp đôi so với hiện tại. Đề nghị đó đúng là vô cùng hấp dẫn. Nhưng tôi đã từ chối lời mời làm việc vì nó không có sự liên quan đến lĩnh vực mà tôi đang phát triển, cho dù nó sẽ đem lại một số tiền đáng kể.

44. Bạn sẽ làm thế nào nếu như sếp của bạn sai?

a.Bí quyết trả lời

Câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi này chính là “Điều này tùy thuộc vào tính huống cụ thể”, nhưng sau đó bạn cần đưa ra một số tình huống cho người phỏng vấn thấy điều đó được rút ra từ chính kinh nghiệm thực tế của bản thân bạn.

b.Câu trả lời mẫu

“Sếp cũ tôi là người không biết kiềm chế và đã có lần quát tháo tôi trước mặt đồng nghiệp. Tôi đã không phản ứng hay cãi lại ngay khi sếp vừa cất tiếng để tránh sự việc căng thẳng và rắc rối hơn. Sau đó, tôi xác định nguyên nhân cơn giận của sếp là do tôi phạm sai lầm hay sếp đang có bực bội cá nhân? Sau đó, tôi đã có cuộc nói chuyện cởi mở với sếp để tìm hướng giải quyết thích hợp.”

45. Hãy nêu một vài ví dụ về việc bạn làm việc nhóm?

Câu trả lời mẫu

Dưới đây là một số câu trả lời mẫu cho câu hỏi này:

• Tháng 3 năm ngoái, tôi nhận trách nhiệm quản lý 1 nhóm dự án sản xuất phần mềm cho một công ty. Do nhóm của tôi có một số người mới nên lúc đầu sự phối hợp giữa các thành viên chưa tốt. Sau đó, tôi cải tiến lại quy trình làm việc, dành nhiều thời gian hướng dẫn, đào tạo cho các thành viên mới. Nhờ vậy, mọi chuyện dần cải thiện. Cuối cùng, phần mềm đó được khách hàng nghiệm thu, đánh giá cao và đưa vào sử dụng ngay.”

• Tôi đã từng được giao nhiệm vụ đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp dung cho 1 gói hợp đồng lớn. Vào thời điểm đó, tôi phải làm việc trực tiếp với các phòng ban và các bên bao gồm phòng nghiên cứu thị trường, phòng quan hệ khách hàng, nhà cung cấp và chính quyền. Tôi đã trực tiếp điều hành nhóm thực hiện các nhiệm vụ khá tốt và lựa chọn các nhà cung cấp có năng lực cho gói thầu hợp đồng.

46. Bạn thích làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm.

a.Bí quyết trả lời

Hầu hết các công ty đều đánh giá cao phong cách làm việc theo nhóm. Vì thế, trong cuộc phỏng vấn, bạn hãy cố gắng nhấn mạnh khả năng phối hợp ăn ý với đồng nghiệp bằng các ví dụ cụ thể, đồng thời nêu lý do bạn thích làm việc theo nhóm.
Còn nếu bạn thích làm việc độc lập hơn, bạn có thể trả lời rằng: ” Khi làm việc độc lập, tôi tập trung tốt hơn và trong quá trình, tôi thích nhận được ý kiến đóng góp của sếp, đồng nghiệp”. Câu trả lời này cho người phỏng vấn thấy rằng bạn là người tự chủ nhưng vẫn tôn trọng ý kiến của người khác.

b.Câu trả lời mẫu

• “Tôi có thể làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập tốt. Tôi đã nghiên cứu mô tả công việc trong quảng cáo tuyển dụng, có một số nhiệm vụ đòi hỏi kỹ năng làm việc nhóm trong khi một số khác đòi hỏi kỹ năng làm việc độc lập mới có thể hoàn thành. Vì thế tôi tự tin rằng tôi có thể hoàn thành công việc tốt.”

• Tôi từng tham gia đội bóng đá trong suốt quá trình học tập, nên tôi đã xây dựng được khả năng làm việc nhóm tốt. Tôi cũng đã thực hiện nhiều dự án trước đây và làm việc với nhiều nhóm khác nhau, vì thế tôi tin rằng trong tương lai kết quả làm việc của tôi sẽ khá ấn tượng.

47. Lần cuối cùng mà bạn tức giận là khi nào? Chuyện gì đã xảy ra?

a.Bí quyết trả lời:

Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này nhằm tìm hiểu bạn đã giải quyết tình huống như thế nào khi tâm trạng của bạn không tốt? Do đó hãy cẩn trọng khi đưa ra câu trả lời. Đừng bao giờ kể về việc bạn đẫ mất bình tĩnh, tức giận hoặc muốn đập phá mọi thứ như thế nào.

b.Câu trả lời mẫu:

Tôi nghĩ rằng khi tức giận thì bản thân bị mất kiểm soát và không đủ khả năng để đưa ra kết luận hay quyết định đúng đắn. Do đó tôi thường ngăn cơn giận lại, hít thở sâu, không nói bất kỳ điều gì cho tới khi tôi cảm thấy tâm trạng bình tĩnh trở lại. Đó đã và sẽ luôn là cách thức của tôi khi tôi đang tức giận.

48. Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực?

 Bí quyết trả lời/ Câu trả lời mẫu:

Dưới đây là một số ví dụ về câu trả lời cho câu hỏi phỏng vấn này:

• Tôi hiểu rằng áp lực trong công việc là một vấn đề quan trọng tại nơi làm việc. Công việc nào cũng có áp lực và bất kỳ nhân viên nào cũng đều phải đối mặt với áp lực. Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho vấn đề này. Tôi nắm một số phương pháp để lấy lại cân bằng cho bản thân tại nơi làm việc trong khi vẫn duy trì một mức độ áp lực công việc vừa phải để giữ động lực khi làm việc.”

• “Ở nơi làm việc, tôi không nói về áp lực, thay vào đó tôi nói về tình huống. Tôi có thể xử lý linh hoạt các tình huống mà tôi gặp phải. Bạn có thể cho rằng một số tình huống là áp lực nhưng tôi sẽ cho rằng đó là những tình huống thử thách và nó đòi hỏi tôi phải cố gắng nhiều hơn để đáp ứng được công việc đó.”

49. Hãy mô tả tốc độ làm việc tại nơi làm việc của bạn?

Bí quyết trả lời/ Câu trả lời mẫu:

Hãy cẩn thận vì đưa ra câu trả lời nhanh hay chậm đều không tốt. Ở một số doanh nghiệp, hay chính xác hơn là một số công việc đòi hỏi bạn làm việc trong môi trường nhanh, thường xuyên giải quyết các công việc căng thẳng. Tuy nhiên, một số công việc chỉ đòi hỏi bạn làm việc ở tốc độ trung bình, chỉ yêu cầu bạn tập trung vào công việc phải làm và có một kết quả tương đối. Nếu bạn làm việc quá nhanh thì bạn có thể hay thiếu sự chính xác của công việc và hay có thể mắc sai lầm hoặc thiếu sót. Mặt khác, nếu bạn làm việc quá chậm, bạn có thể không đạt được kết quả như mong đợi của công ty.

Vì thế bạn sẽ trả lời như thế nào cho câu hỏi này? Chắc chắn rằng, một môi trường làm việc an toàn sẽ là lựa chọn cho bạn để trả lời. Và một điều quan trọng nữa cần nhớ đó là hoàn thành công việc trước thời hạn yêu cầu. Quản lý thời gian tốt và có khả năng tổ chức công việc giúp bạn giải quyết công việc một cách thoải mái mà không vất vả. Đó sẽ cách bạn sẽ thành công trong cuộc phỏng vấn.

5/5 (1000 votes)
Previous Page12345Next Page
Phạm Xuân Hiếu 23/08/2022 23/08/2022
Chia sẻ bài này
Facebook Twitter LinkedIn Telegram Email Copy Link Print
Share
What do you think?
Love0
Sad0
Happy0
Sleepy0
Angry0
Dead0
Wink0
By Phạm Xuân Hiếu
Follow:
Chuyên gia tư vấn và thực hiện các chiến dịch digital marketing, SEO, truyền thông trực tuyến đa kênh với nhiều khách hàng nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các Tổ chức, Hiệp hội, Công ty, Doanh nghiệp đến cá nhân kinh doanh.
Previous Article 20 hướng dẫn Infographics và Cheats cho Designers
Next Article Test tốc độ khủng của mạng 4G Viettel Test tốc độ khủng của mạng 4G Viettel

Thời tiết hôm nay

Thư viện tải về

  • AI
  • Crack
  • Full Serial
  • Phần mềm làm phim
  • Tool
  • Văn bản

RSS Top trend mới nhất 2024

Categories

Có thể bạn quan tâm

Vai trò nhiệm vụ bộ phận và Quy trình lập Kế hoạch Digital ở mỗi Doanh nghiệp
Kinh nghiệmKỹ năngMarketing

Vai trò nhiệm vụ bộ phận và Quy trình lập Kế hoạch Digital ở mỗi Doanh nghiệp

06/12/2020

7 kịch bản bán hàng có thể tùy chỉnh để xử lý đối tượng qua điện thoại

14/02/2019
Nhìn lại cuộc đời Châu Tinh Trì qua Tân vua hài kịch 2019
Kinh nghiệmKỹ năngTổng hợp

Nhìn lại cuộc đời Châu Tinh Trì qua Tân vua hài kịch 2019

10/02/2019
Đời có tên tụi mình
Kỹ năng

Đời có tên tụi mình

09/02/2017
PreviousNext
Xuan Hieu Blog Logo Xuanhieu.org Logo Xuan Hieu White

Địa chỉ: 155 Nguyễn Thái Học, Vũng Tàu


Phạm Xuân Hiếu Blog ✔️

©2012-2023 xuanhieu.org xuanhieu.vn xuanhieuute.com DMCA.com Protection Status

xuanhieu.org by Pham Xuan Hieu is licensed under CC BY-NC-ND 4.0

    FacebookTelegramZaloEmailĐịa chỉNot enteredNot enteredNot enteredNot enteredNot entered
    adbanner
    Xin tắt công cụ chặn quảng cáo
    Chào bạn. Bạn có thể vui lòng giúp chúng tôi? Tôi biết các quảng cáo đôi khi quá khó chịu và bạn muốn sử dụng adblock (hoặc VPN). Nhưng tôi nghĩ bạn có thể hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt tạm thời các trình chặn quảng cáo hoặc VPN và tải lại trang. Nó sẽ giúp chúng tôi và cộng đồng của chúng tôi. Cảm ơn bạn đã giúp đỡ!
    Okay, I'll Whitelist
    Welcome Back!

    Đăng nhập

    Lost your password?