Mục lục
1. Không biết set up phần kĩ thuật.
Là một người siêu lowtech, mình bắt đầu làm hồi 2019 cũng chưa có quá nhiều người ở Việt Nam làm podcast để chia sẻ về kĩ thuật thu âm,…
Mình giải quyết bằng cách tìm kiếm bằng tiếng anh, vì ở nước ngoài thì podcast phổ biến hơn. Lúc đó mình lặn ngụp trong các group làm podcast của Mỹ và trên Reddit, Qoura, Medium,…
Nếu vẫn không tìm thấy cách thì mình tìm đến những kênh youtube của nhạc sĩ, người làm nhạc,… vì họ cũng phải thu âm và biên tập âm thanh, phần kĩ thuật nhìn cung cũng giống làm podcast.
2. Chất lượng âm thanh dở
Âm thanh dở có thể do nhiều yếu tố:
– Giọng quá cao hoặc quá trầm, phát âm sai, bị ngọng hoặc nói tiếng địa phương: mọi người có thể chăm xem bản tin của kiểu giọng mà mọi người đang nói. Giọng Bắc xem bản tin Hà Nội, Giọng Nam xem bản tin Hồ Chí Minh,… Hồi đó mình còn xem lại các mùa cũ của những chương trình đào tạo MC như Cầu Vồng.
– Giọng bị choé, chua: phần lớn vì nói với âm lượng lớn và cao. Mình cố gắng kiểm soát âm lượng và độ cao vừa phải là được, nói nhỏ thì giọng sẽ ấn hơn
– Âm thanh bị rè: mình học cách lọc nhiễu
– Xuất file ở định dạng chuẩn
3. Không có người nghe
Trong số các định dạng người nghe thì có lẽ podcast là kén người nghe nhất. Trong vòng 3 năm đầu tiên lượt nghe của mình chỉ khoảng 10k-15k/ tập. Và mình giải quyết vấn đề này bằng cách là cắt podcast ra từng phần nhỏ, đăng lên những nền tảng video ngắn như TikTok, FB reels rồi đổ traffic về kênh chính.
Ngoài ra thì mình còn lập thêm blog, viết bài cầu mong viral để khán giả có thể biết mình làm podcast mà nghe.
Hành trình này cũng có lúc nản, vì đằng đẵng vài năm trời chỉ số lẹt đẹt, nhưng cũng vì đam mê nên mình có thể trụ lại tới cùng.
4. Sử dụng phần mềm gì?
Em sử dụng phần mềm audacity để thu âm và edit luôn. Khi mọi người có kĩ năng hơn thì có thể sử dụng những phần mềm chuyên sâu còn mới bắt đầu thì dùng phần mềm này được rồi ạ. Hoàn toàn miễn phí, có thể edit, lọc âm,…
5. Chọn thiết bị thu âm gì?
Thực ra em nghĩ môi trường thu âm và giọng nói quan trọng hơn thiết bị, ban đầu em dùng mic 99k và vẫn on top BXH như thường.
Nếu tài chính trong khoảng trên dưới 2tr, em rcm những dòng mic dynamic, vì đây là dòng mic định hướng, chỉ thu 1 phía thôi, không thu xung quanh để lọt tiếng tạp âm vào.
Còn nếu mọi người mới bắt đầu chưa muốn đầu tư nhiều thì dùng phần mềm thu âm trên điện thoại luôn ạ. Ngày trước em nhận job thu TVC thu bằng ghi âm của iphone vẫn ngon lành. Thu xong edit lọc nhiễu điều chỉnh chút là ok ạ.
6. Thời lượng podcast khá dài (30-45p) chuyện đâu mà kể liên tục thế? tìm ý tưởng ở đâu.
Cái này tuỳ concept, chủ đề của kênh là gì. Như kênh em chủ yếu là dạng kể chuyện hoặc miêu tả từng lát cắt trong một sự kiện mình trải qua (thực tế là gì, mình cảm thấy thế nào, học được gì,…) thì toàn bộ đầu vào em có thể chủ động.
Em có 1 kho ý tưởng riêng, bất cứ điều gì hay ho em đều note vào đó:
- Xem phim thấy thông điệu hay, note vào
- Trải nghiệm gì mình cho là hay, note vào
- Đọc sách thấy điều gì bổ ích, note vào
- Ra ngoài đường gặp chuyện gì đáng yêu, note vào
- Bất kì ý nghĩ gì nảy ra trong đầu mà mình nghĩ nó là chất liệu thì đều note vào
Đến khi làm podcast thì em sẽ liên kết cậu chuyện dựa trên những yếu tố dưới đây để nghe không có vẻ đạo lý:
Câu chuyện mình trải qua => bài học rút ra hoặc cách mình đi qua chuyện đó => một cách làm, hay một ý tưởng, quan điểm của những “người khổng lồ” đã được công nhận đúng với mẫu số chung (có thể là câu nói của triết gia, công thức gì đó trong sách, các nghiên cứu khoa học, khảo sát,…)
7. Giọng dở làm podcast được không?
Trước khi làm podcast em từng làm MC, thế nên giọng tương đối ổn sau quá trình dài tập luyện. Lúc training cho những người mới tụi em hay nói rằng không có giọng ai dở tệ hại hết, có thể luyện tập để phát âm đúng hơn và chuẩn hơn. Nếu mọi người thực sự quá tự ti với giọng nói nhưng rất muốn làm podcast, có thể tham gia những khoá học rèn luyện giọng nói, hoặc xem nhiều bản tin hơn để luyện tập ạ.
Tuy nhiên em nghĩ để lại một chút “khuyết điểm” trong giọng nói cũng là cách để tạo nên chất riêng của kênh.
Ví dụ như giọng em bị bẹt chữ “e”, em cải thiện để không gây khó chịu nhưng không cố loại bỏ hoàn toàn, em giữ ở mức mà em nghĩ là dễ chịu cho người nghe.
(Em không biết chỗ học vì em ngừng làm MC vài năm rồi, không mở lớp và không nhận học viên ạ)
8. Làm sao để khán giả nhớ giọng mình khi có quá nhiều kênh trên thị trường?
Ngoài ra em thường tạo sound viral trên TikTok, để khán giả nghe giọng mình ở nhiều nơi và sẽ có ấn tượng hơn chút chút khi nghe lại.
Ví dụ dịp Quốc Khánh này, em tạo sound “Kiếp sau chúng mình lại làm người Việt Nam nhé” hơn 10k lượt sử dụng sound gốc, các mẫu Capcut do các bạn khác mẫu làm cũng vài trăm nghìn lượt sử dụng. Với từng đó lượt dùng em khá chắc tổng người nghe giọng mình phải đến vài triệu (từ mẫu gốc của em đã hơn 1 triệu rồi ạ).
Sưu tầm
Xem thêm:
- Tổng hợp Tool MMO mới nhất 2024
- Dịch vụ Entity Đàm Triệu Vinh
- Chia sẻ Prompt nghiên cứu mô hình EAV trong SEO
- Dịch vụ dựng Video Motion Graphics
- Trải nghiệm với dự án EEAT
- Google shopping là gì? Những lợi ích và cách vận hành Google shopping tốt nhất hiện nay