Mục lục
1. Internal Link là gì?
- Internal Link là các liên kết giữa các trang khác nhau trên cùng một website. Những liên kết này có thể xuất hiện trong nhiều dạng khác nhau, bao gồm:
- Sitewide Links: Các liên kết xuất hiện trên toàn bộ trang web, như trong menu hoặc footer.
- Contextual Links: Các liên kết được chèn vào nội dung bài viết hoặc trang, thường theo ngữ cảnh để dẫn dắt người đọc đến các nội dung liên quan.
- Giá trị của Internal Links:
- Trang chủ thường có giá trị lớn nhất vì nó nhận được nhiều backlink và internal link, từ đó truyền tải “link juice” (giá trị liên kết) đến các trang khác trên website.
2. Tại sao Internal Link quan trọng?
- Yếu tố xếp hạng chính (Ranking Factor): Internal Links là một trong ba yếu tố xếp hạng chủ chốt, cùng với Content và Backlinks.
- Kết nối chủ đề: Liên kết các trang với nhau giúp xác định và làm rõ chủ đề chính, tăng cường sự xác thực của Entity (thương hiệu, tác giả, chủ đề chính).
- Độ sâu của chủ đề: Giúp xây dựng và làm rõ mức độ liên quan cũng như giá trị của các trang trong một website.
- Tăng thứ hạng trang: Trang web càng nhận được nhiều internal link có giá trị thì càng được coi là quan trọng, từ đó cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
- Tối ưu hóa Google Crawl: Giúp Google dễ dàng tìm kiếm và lập chỉ mục nội dung, tránh tình trạng “orphan page” (trang không được liên kết từ bất kỳ trang nào khác).
- Liên kết theo ngữ cảnh: Giúp người dùng và Google dễ dàng điều hướng đến các chủ đề liên quan, cải thiện trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa dòng chảy “link juice”.
- Điều hướng traffic: Chuyển hướng người dùng từ các bài viết có lượng truy cập cao đến các trang quan trọng khác trên website.
- Xử lý vấn đề Cannibalization: Giảm thiểu cạnh tranh từ các trang có cùng chủ đề thông qua việc sử dụng schema và anchor text hợp lý.
3. Cách sử dụng Internal Link hiệu quả
- Kiểm tra toàn bộ URL trên website:
- Bao gồm các loại trang như blog, trang sản phẩm, danh mục, v.v.
- Phân loại theo chủ đề (topic):
- Liệt kê tất cả các trang theo từng chủ đề chính.
- Chọn các trang quan trọng để liên kết:
- Xác định các trang quan trọng như Pillar Page, Cluster Page và các trang có giá trị cao (dựa vào Best by Links, Google Crawl, Link Score, Internal Links).
- Lên mô hình liên kết:
- Áp dụng các mô hình liên kết như Link-Wheel hoặc mô hình 1-2 tầng. Trong đó, mô hình Link-Wheel thường sử dụng tối đa 4-5 tầng, kết nối các trang quan trọng với nhau theo chuỗi để tạo ra dòng chảy liên kết mạnh mẽ.
- Lập kế hoạch Internal Links:
- Xác định và lên kế hoạch chi tiết về vị trí, số lượng và cách thức liên kết nội bộ giữa các trang.
4. Lưu ý khi triển khai Internal Links
- Kiểm soát link juice: Đảm bảo dòng chảy giá trị liên kết (link juice) được kiểm soát tốt từ các trang lớn đến các trang nhỏ hơn.
- Cluster Topic: Khi một bài viết trong cluster được lên top, cả chủ đề sẽ được hưởng lợi.
- Mật độ liên kết: Đảm bảo mật độ liên kết nội bộ phù hợp, tránh nhồi nhét quá nhiều liên kết trong một bài viết.
- Co-occurrence: Đảm bảo sự đồng xuất hiện của các từ khóa và nội dung liên quan trong cùng một ngữ cảnh.
- Internal Link chất lượng:
- Đặt đúng ngữ cảnh: Liên kết phải liên quan mật thiết đến nội dung trang đích.
- Tự nhiên: Liên kết phải được chèn một cách tự nhiên, không gượng ép.
- Điều hướng tốt: Liên kết cần phải mang lại giá trị điều hướng cho người dùng, khuyến khích họ nhấp vào.
Mô Hình Link Wheel trong Internal Linking
Mô hình Link Wheel là một mô hình đi link nội bộ đơn giản nhưng hiệu quả cao. Cách thức hoạt động của mô hình này như sau:
- Tạo chuỗi liên kết: Bắt đầu từ một URL trọng tâm (Pillar Page), liên kết từ các URL nội dung liên quan (Cluster Pages) về lại URL trọng tâm. Để tạo sự liên kết chặt chẽ hơn, các URL nội dung này cũng sẽ liên kết với nhau, tạo thành một vòng tròn liên kết (wheel).
- Dòng chảy link juice: Mô hình này giúp tối ưu hóa dòng chảy “link juice” qua nhiều trang, tăng cường giá trị liên kết và khả năng xếp hạng cho toàn bộ chuỗi trang liên kết.
- Anchortext đa dạng: Sử dụng càng nhiều loại anchortext càng tốt, tương tự như chiến lược backlink. Các loại anchortext bao gồm:
- Anchortext chính xác: Sử dụng từ khóa chính xác mà bạn đang SEO.
- Anchortext đồng nghĩa: Sử dụng các từ hoặc cụm từ có nghĩa tương tự.
- Anchortext liên quan: Sử dụng các từ khóa liên quan đến chủ đề.
- Thương hiệu (Brand): Sử dụng tên thương hiệu hoặc tên sản phẩm.
- Việc đa dạng hóa anchortext giúp nhấn mạnh và nổi bật từ khóa đang được SEO, đồng thời tạo sự tự nhiên cho các liên kết.
- Tác dụng của Link Wheel:
- Tăng cường dòng chảy liên kết: Link nội bộ càng nhiều càng tốt sẽ kích hoạt dòng chảy lưu thông giữa các page với nhau, dẫn đường cho bot Google crawl trang web một cách hiệu quả.
- Tạo sự gắn kết mạnh mẽ: Link nội bộ như mạch máu, dòng máu chạy khắp website, giúp lưu thông đường đi, sức mạnh, và gắn kết các page lại với nhau, tạo thành một khối liên quan và thống nhất.
- Cải thiện SEO tổng thể: Mô hình Link Wheel giúp các trang trọng tâm nhận được nhiều tín hiệu SEO hơn, nâng cao thứ hạng và sự uy tín của website.
Ví dụ: Nếu bạn có một Pillar Page về “SEO On-page”, bạn có thể liên kết nó với các Cluster Page như “Cách tối ưu Title”, “Cách tối ưu Meta Description”, và các trang này sẽ liên kết lại với “SEO On-page” và với nhau. Như vậy, tất cả các trang sẽ tạo thành một vòng liên kết, giúp tăng sức mạnh tổng thể cho toàn bộ hệ thống liên kết nội bộ.
Hi vọng với chia sẻ nhỏ này giúp bạn làm SEO đúng – đủ và tốt hơn!
Xem thêm:
- Tổng hợp Tool MMO mới nhất 2024
- Tại Sao Bằng Đại Học Mất Giá?
- Google cần bạn hơn là bạn cần Google đấy.
- Tút Vít Shopee
- Một chút tản mạn với SXG – Signed Exchanges
- Case Study KIẾM 60TR MỖI THÁNG TỪ HÀNG TREND CHO NGƯỜI VỐN ÍT NHƯNG VẪN ĐÒI HÍT…