Một trong những chủ đề mình đánh giá là nhiều bạn đang quan tâm là tối ưu và đẩy traffic cho website đã có nền tảng sẵn. (tức là đã được xây dựng trước đó, bạn vào công ty làm, nhận web và tiếp tục phát triển).
I. ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRAFFIC WEB TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG
- Volume search thị trường về chủ đề website lớn. Vẫn còn không gian cho site của mình phát triển.
- Web cũng có trust và nền tảng sẵn rồi. Nếu chưa đủ mạnh thì phải tiếp tục xây và củng cố.
- Nguồn lực (nhân lực, ngân sách)
Ngoài 3 điều trên thì hiển nhiên vẫn còn khâu “thực thi có kiểm soát và hiệu quả”. Nếu không thì cũng sẽ đổ sông đổ bể hết.
II. TƯ DUY TỔNG QUAN
Theo cá nhân mình, để một website tăng trưởng bền vững thì cần có 3 yếu tố:
- Nội tại website (website, internal link, tốc độ load, nói chung về trải nghiệm người dùng trên site,…)
- Sức mạnh mượn từ bên ngoài – Backlink
- Thương hiệu (tính hiệu thương hiệu trên social, báo chí, và cả trên Google….)
Vậy thì bây giờ, mình cần website tăng trưởng, tối ưu traffic nhiều hơn. Vậy thì cần tối ưu 3 yếu tố trên.
III. THỰC THI
- Tối ưu nội tại website
– Audit về content: Audit lại các bài viết đã có trên website, lựa chọn các chủ đề cho lượng tìm kiếm cao thực hiện trước, lọc ra các bài viết đang ở trang nhưng không vào top 3 để audit (tức là thứ hạng từ 4 – 9. Tiếp đến là các bài ở trang 2, từ 10 – 19.
Sau khi audit content xong thì có thể đẩy thứ hạng bằng cách thêm internal link của các bài traffic cao sẵn có trên website. (Cách này mình đánh giá là vô cùng hiệu quả). Ngoài ra, có thể đẩy thêm backlink từ Guest Post để tăng sức mạnh. (có tiền vô là nó khác nhanh lắm)
Sau các đối tượng có top 2 thì các đối tượng content cần ưu tiên audit:
- Bài viết bị ăn thịt từ khóa
- Bài viết ngắn, không nhiều giá trị cho người dùng
- Bài viết không traffic
- Bài viết không liên quan đến chủ đề website
– Audit về kỹ thuật:
- Dùng công cụ check lại toàn bộ link của website, các link đang bị lỗi, bị gãy => audit toàn bộ
- Tìm và xóa tất cả link out do content “vô tình” copy ẩn trên website.
- Check và khắc phục hết tất cả các lỗi (nếu có) trên search console.
- Tăng tóc độ load web. Có thể thuê code chỉnh hoặc dùng dịch CDN để tăng tốc độ load. Chủ yếu là tăng trải nghiệm người dùng thôi.
2. Nghiên cứu đối thủ và triển khai các chủ đề đối thủ đang có thứ hạng và mang về traffic cao.
Các bạn có thể dùng Ahref hoặc Semrush để phân tích top page của đối thủ. (Riêng mình thì dùng Ahref.)
Dow về 100-1000 link có traffic cao của đối thủ => nghiên cứu, lựa chọn chủ đề phù hợp, ưu tiên có chỉ số từ dễ đến khó.
Để có thứ hạng cao ở các chủ đề này thì cần phải:
- Triển khai theo cụm chủ đề => để Google nhận diện website với chủ đề này. (cụm chủ đề tức là một nhóm các bài viết hoặc các trang được liên kết với nhau và tập trung vào một CHỦ ĐỀ nhất định, không phải tối ưu theo từng TỪ KHÓA.)
- Phải đảm bảo là content viết tốt và thực hiện Onpage tốt tất cả các bài viết. => bước này mà fail là đổ sông đổ bể hết. Phải kiểm soát thật kỹ “content và onpage”, không thôi là lại phải audit lại nữa.
3. Đẩy link để tăng traffic.
Link ở đây sẽ gồm các loại link như sau:
Internal link:
- Textlink ở chân trang chủ
- Từ các bài viết liên quan
- Từ các bài viết đang ontop có traffic cao
- Từ các bài được đi nhiều backlink trước đó.
- ….
Backlink:
- Backlink từ site CÙNG CHỦ ĐỀ
- PBN – hệ thống vệ tinh
- Báo do và no, báo tỉnh.
- …
Cách lựa chọn backlink
Ông bà tà có câu: “học thầy không tày học bạn” cho nên mình học được nhiều nhất là từ đối thủ cùng ngành. Để tìm backlink thì mình cứ tiếp tục phân tích đối thủ, xem chỉ số Ur, đó đã và đang làm gì, họ đang có những backlink nào, và họ có thì mình cũng phải có.
Các link sẽ mang về sức mạnh nhiều cần ưu tiên mua:
- Backlink cùng ngành
- Backlink báo do có traffic cao và dễ ontop
Ngoài ra, nếu mua thì chi phí bao nhiêu cho đủ. Cho nên, cái nào mua được thì mua, cái nào đổi được thì đổi. Hằng ngày, cứ dành khoản 30 phút đi lướt cộng đồng để xem các đồng seo nào có nhu cầu về backlink thì chủ động inbox và hỏi đổi. Nói chung là mình đổi được khá lắm. Khi đổi thì mình không sợ họ hơn mình đâu, vì mình rất tự tin về content và onpage.
QUAN TRỌNG:
Theo mình, GP đi hiệu quả nhất là GP về thương hiệu. Google không thích bạn spam link, nhưng lại thích bạn làm thương hiệu, nên phải tinh tế chỗ này nè.
4. Thương Hiệu
Đã đề cặp đến bên trong, bên ngoài, bây giờ là đến bên trên. Bên trên ông sếp của mình có đang quan tâm xây dựng thương hiệu không? Mình nghĩ phần lớn trường hợp là có. Trong thời buổi này mà còn đầu tư SEO được thì chắc chắn là có quan tâm đến thương hiệu rồi. (Còn nếu không quan tâm thì phải nói làm sao để thuyết phục được ít ngân sách đi link báo)
Lúc này thì phải kết nối với bạn phụ trách brand và truyền thông nè. Báo chí nói về brand thì phải có kèm link ở cuối bài nè. Lựa chọn báo để đi pr thì mình cũng nên tham gia góp ý để có lợi cho cv của mình.
QUAN TRỌNG
Ngoài ra, trên website cũng cần có mục hoạt động công ty, để thường xuyên cập nhập các hoạt động tập thể như teambuilding, từ thiện, hoạt động trung thu, lễ, tết,…. => Để Google biết rằng, bạn là một tổ chức đang hoạt động, có chính sách phúc lợi cho nhân viên, có quan tâm đến xã hội,…
Sau nhiều năm làm việc cùng Google thì mình hiểu rằng bạn ấy đánh giá cao các công ty có tiềm năng phát triển lâu dài, có đầu tư bài bản, quan tâm đến con người và xã hội. Google rất có tầm nhìn!
Ở phía Seoer bạn có thể làm gì ở Khâu này?
Một trong những việc quan trọng không thể thiếu chính là tạo tính hiệu social. (chưa nghĩ ra giải thích thế nào cho phần này). Nhưng cụ thể các việc cần làm là:
- Chăm sóc hệ thống social công ty (từ hệ thống enity đã tạo trước đó). Tập trung đi social cho các chủ đề đang đẩy.
- Link từ video kênh youtube. Seoer nên đề xuất xây và seo luôn kênh youtube thương hiệu. (Nếu không có ngân sách thì cứ edit và reup một vài kênh phụ.) Làm các video liên quan đến chủ đề đẩy.
5. Lập kế hoạch và thực thi
Sau khi đã hoàn thành việc nghiên cứu, phân tích thì sẽ lên kế hoạch về:
- Thời gian
- Ngân sách
- List công việc
Lên kế hoạch chi tiết, quy trình giao việc kiểm tra để đảm bảo mọi thứ đúng hướng. “Không phải cây nào cũng cho ra quả ngọt” vì vậy cần phải theo dõi và điều chỉnh liên tục.
IV. TỔNG KẾT
Trên đây là những gì mình đã thực hiện trong một năm qua và kết quả mang lại như ảnh minh họa.
Sau thời gian dài làm nghề, quanh đi quẩn lại công việc cũng có thay đổi nhưng tư duy làm nghề cũng mình vẫn 3 điều dù cho Google có update bao lần đi chăng nữa.
1 – Làm cho người dùng
2 – Đúng kỹ thuật
3 – Khác biệt hóa (ở chi tiết)