Budget là gì và làm thế nào để tiết kiệm chi tiêu nhưng vẫn thúc đẩy doanh nghiệp phát triển tốt nhất? Cùng tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây bạn nhé.
1. Budget là gì?
Nếu bạn là sinh viên học ngành tài chính ngân hàng hay là người kinh doanh chắc hẳn thuật ngữ budget không còn quá xa lạ. Tuy vậy, với dân không chuyên hoặc người mới vào nghề có thể sẽ chưa có cái nhìn đầy đủ nhất về budget.
Vậy budget là gì? Hiểu đơn giản đây là kế hoạch cần có để chỉ ra cho một tổ chức hay cá nhân chi phí dự báo trong một dự án hoặc một khoảng thời gian nhất định. Từ budget này mà doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị mức chi cần thiết và lên kế hoạch chi tiêu phù hợp.
Budget là thuật ngữ rất quen thuộc trong kinh doanh và xuất hiện trong hầu hết những bản cân đối kế toán, danh sách doanh thu, ngân sách chi tiêu phần vốn… Những loại budget này được gọi chung là ngân sách tổng thể hoặc phần lợi nhuận thu về. Thông qua bản ngân sách mà doanh nghiệp sẽ có tính toán kịp thời để có quyết định đúng đắn, cân đối chi tiêu và giảm rủi ro khi bắt tay vào công việc.
2. Mục đích doanh nghiệp cần xây dựng budget là gì?
Ngoài định nghĩa budget là gì, lợi ích của budget mang lại cũng là vấn đề nhiều người mới kinh doanh quan tâm. Nhìn chung, budget sẽ có những mục đích sau đây khi áp dụng vào thực tế trong kinh doanh.
- Quản lý mức thu chi trong một khoảng thời gian nhất định
- Giúp doanh nghiệp lên kế hoạch sử dụng vốn phù hợp
- Xác định và điều chỉnh những yếu tố cần thiết về nguồn vốn
- Tạo sự minh bạch cần có trong quản lý và làm rõ trách nhiệm của những bên liên quan
- Với những nhà tài trợ, budget là bảng giúp bạn hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và là căn cứ để lên kế hoạch tài trợ ngân sách phù hợp
- Xem xét và cân nhắc chi tiêu của doanh nghiệp tương ứng với hoạt động hay không
- Xem xét chi phí vận hành chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong dự toán
3. Lợi ích và bất lợi của việc lập ngân sách
3.1 Lợi ích của việc lập ngân sách
Có kế hoạch ngân sách rõ ràng là điều cần thiết giúp thúc đẩy những nhà lãnh đạo cần có dự tính trước cho tương lai gần và suy tính, lên kế hoạch cho hướng phát triển của doanh nghiệp. Để hoàn chỉnh bảng budget tổng thể, mỗi bộ phận trong doanh nghiệp cần có bảng ngân sách riêng cho toàn bộ dự kiến.
Như đã đề cập, bảng ngân sách của bộ phận này sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến bộ phận kia nên doanh nghiệp cần khuyến khích các bộ phận có sự hợp tác, trao đổi với nhau khi lên kế hoạch để tăng tính minh bạch và hiệu quả công việc.
Ngân sách dự kiến sẽ có nhiều số liệu dao động cần được kiểm soát và phân loại theo hai dạng là có thể và không thể kiểm soát được. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn tình hình hiện tại của doanh nghiệp và có giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn nhất.
Ngân sách tổng thể khi đưa ra cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhân viên với nhau để hiểu hơn về mục tiêu ưu tiên cho doanh nghiệp và duy trì sự gắn kết giữa các cá nhân. Budget còn giúp doanh nghiệp đảm bảo các tài nguyên hiếm sẽ được phân bố vào đúng nơi để hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
3.2 Những bất lợi của việc lập ngân sách
Nếu bạn đã hiểu về định nghĩa budget là gì sẽ biết rằng lập budget rất cần thiết cho doanh nghiệp. Tuy vậy, ngân sách này vẫn có những bất cập đáng kể. Quy trình lập ngân sách nhìn chung hao tốn nhiều thời gian. Ngoài ra, các ngân sách lập ra đa phần đều dựa trên phần nhiều là sự suy đoán có cơ sở. Vì vậy, tùy theo sự chuyên nghiệp của người lập ngân sách mà độ chuẩn xác sẽ khác nhau.
Để hạn chế những nhược điểm này, bộ phận quản lý cần có quyền điều chỉnh mức ngân sách khi cần thiết, tránh vận hành theo những suy đoán không chính xác ban đầu. Trong một số trường hợp, quản lý sẽ đề xuất lợi nhuận thấp nhưng phóng đại các khoản chi khiến mức dao động có lợi hơn so với thực tế.
Ngân sách hàng năm của doanh nghiệp thường dùng đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên, nếu bộ phận không đạt kết quả mong muốn họ sẽ bị đánh giá thấp dẫn đến các cá nhân trong bộ phận dễ chán nản, giảm hiệu suất làm việc.
4. Các thành phần cấu thành lên budget
Những thành phần cấu thành lên budget như sau:
- Nguồn thu: Hay nói cách khác là lợi nhuận thu được, nguồn thu lớn là minh chứng cho tài chính của doanh nghiệp đang phát triển
- Những khoản chi: Chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra như lương cho nhân viên, tiền đầu tư dự án, tiền đối ngoại…
- Đề mục budget: Bạn cần lên danh sách các danh mục, sản phẩm hay những hạng mục rõ ràng để lên kế hoạch chi tiêu hợp lý
- Loại tiền tệ: Xác định được tiền tệ, tỷ giá đồng tiền sao cho dễ giao dịch
- Những chú thích: Dạng những thông tin hướng dẫn liên quan đến vấn đề chi tiêu là căn cứ để doanh nghiệp điều chỉnh ngân sách sau này
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về budget là gì và những thông tin liên quan. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp bạn lên bảng ngân sách cho doanh nghiệp nhanh và hiệu quả nhất.