Doanh số gần 300 tỉ đồng, Bố Già được coi là bộ phim thành công nhất về mặt doanh thu tại Việt Nam hiện nay. Những điều có thể rút ra từ bộ phim
1. Cách kể chuyện quan trọng hơn nội dung câu chuyện.
Điều này có lẽ ai cũng biết nhưng không thật sự nhiều người có thể làm tốt vai trò của một người kể chuyện, điều mà mình phải thừa nhận (mặc dù không thích TT) là bộ phim này rất biết cách tạo và thúc đẩy cảm xúc của người xem. Từ đó tạo sự đồng cảm với nội dung của bộ phim mặc dù câu chuyện không mới.
2. Bất kể bạn là ai, những gì bạn làm hay quyết định đều ảnh hưởng tới những người xung quanh bạn.
Ném một hòn đá xuống dưới nước, thì sẽ có gợn sóng lan truyền ra xung quanh nơi hòn đá rơi xuống. Và càng gần nơi hòn đá rơi xuống, mặt nước càng dao động mạnh. Điều đó nghĩa là người người thân của bạn sẽ là người chịu ảnh hưởng lớn nhất vì những quyết định của bạn. Vì thế, hay cố gắng nghĩ tới họ khi quyết định làm một điều gì đó.
3. Hy sinh không phải là đánh đổi mà là sự gắn kết/chia sẻ để cuộc sống tốt hơn.
Tôi đánh đổi một thứ gì đó của tôi để người thân tôi có cuộc sống tốt hơn….bla…bla. Suy nghĩ này khá phổ biến và được coi như là biểu hiện của sự yêu thương. Điều này nên cần được nhìn nhận lại, vì đa số các mâu thuẫn nhỏ nhặt trong gia đình đều xuất phát từ quan điểm này. Khi gặp vấn đề trong cuộc sống, điều cần làm đó là chia sẻ vấn đề với mọi người xung quanh để vượt qua khó khăn, tăng sự gắn kết với mọi người.
4. Đừng cố gắng quyết định cuộc sống của người nào khác ngoài bản thân mình
Bạn chỉ có thể lo lắng cho người khác khi bạn đã ổn.
5. Bụt nhà không thiêng, nên cần phải kiếm bụt ngoài nhà.
Nếu bạn muốn thuyết phục người thân của bạn, hãy nhờ một người thân thiết ở bên ngoài gia đình.
Nói tóm lại, dù bạn có vấn đề gì về tâm lý hay không thì việc đi xem phim cũng không giúp bạn giải quyết vấn đề của bạn đâu. Và việc bạn đi xem cũng không đồng nghĩa bạn có vấn đề về tâm lý. Hoy nha.
Theo Tiến Trịnh
Những quote về sự thật của cách yêu gia đình người Việt Nam
Biên kịch Tiệc Trăng Máu nói về Bố Già: “Người Việt Nam yêu gia đình và thường là yêu sai cách”
Sự thành công của Bố Già một lần nữa cho thấy Việt Nam là một xã hội trọng tình. Nếu lấy 10 phim ăn khách nhất qua mọi thời đại của Việt Nam ra, ta dễ dàng thấy chúng có chung một chủ đề: gia đình. Hai Phượng là phim hành động, nhưng cái lõi của nó vẫn là hành trình của một người mẹ đi tìm con. Nhưng vấn đề của người Việt là yêu thương sai sách. Nghĩ kiểm soát là bảo bọc, nghĩ dung túng là bảo vệ, nghĩ xuề xòa là bao dung… Cách đây mấy bữa, tôi và mẹ tôi có một cuộc tranh luận về việc mẹ muốn tôi phải dạy con tôi như thế nào. Và tôi bèn phải nói: “Thôi, ngày xưa mẹ nuôi con của mẹ rồi, giờ mẹ phải để con nuôi con của con”.
Tình cảm gia đình là một chủ đề dễ làm người ta rưng rưng, bởi nếp nghĩ Á Đông, nặng tình suốt mấy ngàn năm bị va đập với cách tư duy nuôi con mới mẻ của phương Tây. Nó khiến cho ai trong chúng ta cũng đứng giữa những giằng co: giữa chữ hiếu và chữ tôi, giữa trách nhiệm và quyền lợi, giữa quá khứ và hiện tại. Và những giằng co va đập ấy lâu dần tạo ra những vết hằn tâm lý. Như tôi đã nói, mỗi bộ phim đều khởi đầu từ một nỗi đau. Phim được xem càng nhiều nghĩa là nỗi đau đang hiện hữu càng nhiều.
Nhiều người Mỹ đã ngỡ ngàng khi nghiên cứu chỉ ra 5,9% người trưởng thành ở nước mình bị chứng Rối loạn nhân cách ranh giới (borderline personality disorder – BPD), một chứng bệnh tâm lý phổ biến trong hàng hà sa số bệnh tâm lý ở con người. Những ai có thể bị BPD? Là những người có thời thơ ấu bị lạm dụng về thể chất và tình dục, bị bỏ rơi, tách biệt với người chăm sóc, và/ hoặc mất cha mẹ.
Dấu hiệu của BPD là gì: dễ sợ hãi hoặc tức giận lên tới cực đại. Chỉ cần một người quan trọng với họ đến muộn hoặc hủy hẹn, họ sẽ nổi điên vì cho là mình bị bỏ rơi giống như khi mình còn bé. Và từ đó, họ lập tức quy kết người hủy hẹn là người xấu. Những người bị BPD dễ thay đổi quan điểm về người khác một cách đột ngột. Ban đầu rất yêu, rất tôn sùng, nhưng chỉ cần người ấy không dành đủ sự quan tâm, họ trở nên vỡ mộng và lập tức xếp người mình từng yêu thương vào nhóm tồi tệ.
Câu hỏi đặt ra: nếu một quốc gia thiên đường như Mỹ có 5,9% bị BPD thì tỉ lệ này ở Việt Nam là bao nhiêu? Đa số chúng ta đều có những vấn đề tâm lý, nhưng khi ai đó nói ra điều đó, ta sửng cồ lên vì “ai cho phép mày nói tao bị bệnh thần kinh”. Nội sự phản ứng ấy cũng đã là một vấn đề tâm lý.
Tôi có một cô bạn, cực kỳ đáng yêu với người ngoài, nhưng cực kỳ khe khắt với người thân. Nên ai càng yêu cổ, càng thân với cổ càng mệt mỏi vì thấy dường như cổ đã thay đổi. Nhưng có ai thay đổi đâu. Vẫn là họ đấy thôi, với một vấn đề tâm lý cần thời gian để mổ xẻ, chữa lành. Một bộ phim hay giúp người xem nhận ra vấn đề của mình và bắt đầu ngồi xuống, thực sự suy nghĩ về nó. Đâu phải ngẫu nhiên mà cùng lúc với Bố Già, bên Trung Quốc có một bộ phim gây hit khủng khiếp, nhảy một lèo lên thứ nhì danh sách phim doanh thu cao nhất mọi thời đại của Trung Quốc. Phim tên Xin chào, Lý Hoán Anh. Phim dựa trên câu chuyện có thật của nữ đạo diễn Giả Linh, đã không thể gặp mẹ lần cuối khi bà không may qua đời lúc cô mới 19 tuổi.
Trấn Thành: “Phim Bố Già của tôi càng thành công chứng tỏ người Việt có vấn đề về tâm lý càng lớn nên họ mới đi xem và đồng cảm”
Trấn Thành cho biết: “Tôi nghĩ không chỉ riêng bố mẹ tôi mà ai đi xem phim này về cũng sẽ thay đổi suy nghĩ về cuộc sống và gia đình. Bộ phim của tôi càng thành công thì chứng tỏ người Việt có vấn đề về tâm lý càng lớn.
Người đi xem càng đông thì càng nhiều người có vấn đề về tâm lý nên mới tìm thấy sự đồng cảm. Trong niềm vui, tôi thấy tủi thân vì nhận ra nước mình khổ quá, cuộc sống khắc nghiệt với người dân quá. Nhiều gia đình không hiểu cách để tạo hạnh phúc cho nhau và quá nhiều người mắc kẹt trong điều đó.
Điều lớn nhất trong cuộc đời tôi muốn đạt được là có tiếng nói đủ uy tín, chân thành để khi chia sẻ một quan niệm sống nào đó, thế giới sẽ cùng tôi chia sẻ về nó chứ không phải nghĩ rằng Trấn Thành đang giáo điều, triết lý hay giảng đạo lý cho người khác nghe”