Bạn có thể thấy trên các phần hướng dẫn sử dụng ChatGPT hiện nay sẽ có một kỹ thuật sử dụng ChatGPT cơ bản đó là “cho ChatGPT một vai trò”
Ví dụ:
“Hãy đóng vai trò là một người viết content quảng cáo có kinh nghiệm 10 năm, hãy giúp tôi viết một bài quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội dành cho sản phẩm sách Công cụ và AI cho Marketing, đối tượng là sinh viên”
Bạn có thể thấy kết quả như hình bên dưới, minh chắc chắn là nó sẽ hay hơn rất nhiều so với việc bạn không thêm yếu tố “đóng vai trò”
Tuy nhiên, nếu bạn muốn ChatGPT đưa ra những nội dung chuyên sâu hơn cho bài quảng cáo của mình thì hãy sử dụng
Keyword 1: “Chuyên gia”
Giờ thì thêm vào Prompt nhé
“Hãy đóng vai trò là chuyên gia viết content quảng cáo, hãy giúp tôi viết một bài quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội dành cho sản phẩm sách Công cụ và AI cho Marketing dành cho sản phẩm sách, đối tượng là sinh viên”
Với vai trò là một chuyên gia, ChatGPT sẽ biết một nội dung cần gì, như thế nào là hay, như thế sẽ giúp cho kết quả bài viết của bạn hay hơn rất nhiều.
Hãy nhìn xem sự khác nhau trong hình bên dưới nhé
KEYWORD 2: “ĐÀO SÂU”
Keyword này sẽ phù hợp với những dạng nội dung như phân tích, review, cảm nhận,… Nói chung là những nội dung cần chi tiết.
Khi bạn sử dụng Keyword này, ChatGPT sẽ tự động phân tích những yếu tố chuyên sâu trong yêu cầu của bạn. Ví dụ như khi bạn viết một bài review khoá học nào đó, hoặc là sách chẳng hạn, tuỳ vào sản phẩm cần review của bạn nha.
Prompt như sau:
“Hãy đào sâu vào nội dung của sách Đắc nhân tâm, sau đó viết cho tôi một bài Review về sách để quảng cáo sách cho đối tượng là sinh viên”
Nếu như sản phẩm của bạn là sản phậm dạng gia dụng như là máy lạnh, tủ lạnh, TV,… Thì bạn có thể sử dụng ngược lại
“Hãy đào sâu vào insight của tệp Khách hàng mục tiêu là sinh viên, từ đó hãy viết cho tôi một bài quảng cáo cho sản phẩm để đáp ứng được insight của đối tượng đó”