Schema là một cung cụ hữu ích và đang là xu hướng hoạt động của các đơn vị hoạt động dịch vụ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến hệ thống cao cấp này. Để giúp bạn có thể biết rõ hơn, dưới đây sẽ giúp bạn trả lời về về schema là gì? và những vấn đề liên quan.
1. Schema là gì?
Schema có tên gọi đầy đủ là schema Markup hoạt động trên schema.org – Là một dạng vi dữ liệu. Đây là một hệ thống giúp các công cụ tìm kiếm trên Internet xác định và tìm kiếm thông tin hiệu quả. Cụ thể hơn, schema là hệ dữ liệu cấu trúc một đoạn code lập trình bao gồm như: Code HTML hay code khai báo Javascript dùng để đánh dấu dữ liệu.
Đặc biệt, Schema Markup được tạo thành bởi sự bắt tay, hợp tác của Google, Bing, Yahoo, Yandex các hệ thống tìm kiếm bật nhất hiện nay. Schema Markup có chức năng giải mã thông tin, giúp các trang website này tìm kiếm, phân loại thông tin một cách chính xác và dễ dàng. Ngoài ra, Schema còn giúp hình ảnh trang website trông bắt mắt hơn.
2. Tác dụng hữu ích của schema
Schema Markup là một hệ thống rất quan trọng, và đem lại nhiều lợi ích cho các trang website tìm kiếm. Vậy, trên thực tế Schema có tác dụng gì?
2.1. Tác dụng đối với bộ máy tìm kiếm
Hiện nay, Internet được phổ biến hầu hết trên toàn thế giới và có đến hàng ngàn website đang hoạt động. Đồng thời, trên thế giới mỗi ngày, mỗi giờ đều có những thông tin sự kiện khác nhau đăng tải trên các trang mạng.
Các trang website được hoạt động thông qua các mã code được lập trình, và với khối lượng thông tin khổng lồ mà máy móc, hệ thống không thể giải mã hết được. Cũng chính vì vậy, Schema ra đời nhằm cung cấp dữ liệu để các bộ máy tìm kiếm hiểu và phân loại thông tin một cách rõ ràng, chính xác nhất có thể.
2.2. Tác dụng đối với người sử dụng
Như bạn đã thấy Schema Markup giúp các bộ máy tìm kiếm phân loại và xử lý thông tin một cách khoa học và cụ thể nhất. Hơn hết, Schema không những chỉ hoạt động cho các hệ thống lớn mà hỗ trợ cho mọi người dùng biết đến nó.
Đối với người dùng Schema Markup giúp trang website của bạn trở nên đẹp mắt, thu hút và còn cung cấp cho bạn kho thông tin tiện ích lớn. Điều này giúp bạn có nhiều cơ hội tăng lượng truy cập và tương tác hiệu quả trên website của mình. Một tin vui cho bạn là Schema Markup hiện ngày càng được cải tiến và có nhiều loại tương ứng với nhiều trang website hiển thị khác nhau.
3. Một số loại schema phổ biến hiện nay
Đến đây, ắt hẳn bạn đã phần nào hiểu được Schema là gì? và tầm quan trọng của nó lớn như thế nào? Thực chất, Schema nghe có vẻ đơn giản và dễ hiểu, nhưng trên thực tế Schema Markup thực sự rất khó xác định và có rất nhiều loại. Tuy nhiên, để bạn có thể dễ dàng nhận biết và có thể hiểu rõ hơn, thì dưới đây sẽ liệt kê một số loại Schema phổ biến và được tin dùng nhất cho bạn tham khảo
3.1. Cấu trúc Schema tổ chức ( Organization)
Cấu trúc Schema tổ chức này giúp trang Website được tìm thấy nhờ tín hiệu phổ biến của thương hiệu, được hiển thị trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Đồng thời, dạng Schema này còn hỗ trợ nâng cao tính năng Knowledge Graph của Google, cho thấy tính phổ biến của thương hiệu.
3.2. Cấu trúc Schema Markup hiển thị sơ đồ Website
Dạng Schema này có tác dụng cho phép hiển thị hộp tìm kiếm Sitelink đối với SERP. Điều này giúp bạn dễ dàng truy vấn đến các thông tin liên quan đến thương hiệu. Do đó, nếu trang Website của bạn được hỗ trợ tính năng này thì thương hiệu của bạn mới bật được hộp tìm kiếm trong kết quả tìm kiếm được hiển thị.
3.3. Cấu trúc Schema Markup dành cho Website thương mại điện tử
Đây là dạng Schema Markup khá thông dụng hiện nay, bằng cách kết hợp các Schema giá cả và sản phẩm. Hệ thống sẽ giúp bạn đưa thông tin về sản phẩm bao gồm: Giá cả, thông tin chi tiết… xuất hiện trực tiếp trên SERP.
Cấu trúc Breadcrumb Markup cho biết vị trí của trang trọng hệ thống phân cấp trang và còn giúp người dùng hiểu cũng như khám phá trang. Bên cạnh đó, Dạng Schema này còn giúp bạn đánh dấu đường dẫn trên Website để hiển thị Rich Snippet dạng đường dẫn trong kết quả.
4. Làm thế nào để kiểm tra trang website của bạn đã cài đặt Schema hay chưa?
Nếu bạn đang bâng khuâng không biết website của mình đã được cài đặt Schema hay chưa?. Hay trang của mình có đang gặp phải những vấn đề gì hay không. Để giúp bạn giải đáp những thắc mắc này, dưới đây sẽ là các bước hướng dẫn bạn kiểm tra Schema
Bước 1
Truy cập vào công cụ tìm kiếm Google (https://search.google.com/). Tiếp theo, bạn phải nhập địa chỉ (Link) hay Domain mà bạn muốn tìm kiếm vào mục “ Tìm nạp URL” sau đó nhận vào “ Chạy thử nghiệm”
Bước 2
Hệ thống sẽ cho ra kết quả lược đồ Schema trong URL của bạn. Trong trường hợp hệ thống cho ra dữ liệu càng nhiều, càng đầy đủ thì Website của bạn được vận hành rất tốt. Lưu ý cho bạn, là khi hệ thống báo lỗi hãy kích vào phần được cảnh báo để xem xét và tìm hiểu vấn đề.
Với những thông tin trên, hy vọng rằng bạn đã hiểu được Schema là gì? Sự phổ biến và tác dụng của hệ thống này ảnh hưởng như thế nào trong đời sống ngày nay. Đặc biệt, thông qua đây chúc bạn có thể tìm được một Schema phù hợp với trang Website của mình.