Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe câu chuyện David và Goliath. Nhưng câu chuyện giữa Anh bán xe và Hội cao nhất thế giới đang hồi hộp chờ hồi kết.
Hơn tất cả, cộng đồng mạng-những người trí thức và có văn hóa (thật sự) đang đồng lòng ủng hộ và hỗ trợ anh. Ở Mỹ, chỉ cần một tổ chức vi phạm ảnh hưởng tới cá nhân thì cũng đã bị xử hàng triệu USD rồi. Ở Việt Nam thì chưa có tiền lệ.
Diễn biến mới nhất vụ việc vi phạm
Đùa à? Răng cứ ăn trộm của tui miết rứa?Chương trình Tạp chí âm nhạc tại VTV1 lúc 22h43 ngày 05/03/2016.Cứu em vớ…
Posted by Bùi Minh Tuấn on 7 Tháng 3 2016
VTV go vội vàng tắt chức năng liên kết để hiển thị lên khung hiển thị video
VTV hẹn rồi không đến làm việc với ông Bùi Minh Tuấn?
TTO – Sáng 6-3, trái với sự chờ đợi của rất nhiều người, đại diện Đài truyền hình Việt Nam đã không đến dự buổi làm việc với ông Bùi Minh Tuấn để giải quyết vấn đề vi phạm bản quyền như lịch hẹn.
Nguồn VTV hẹn rồi không đến làm việc với ông Bùi Minh Tuấn? – Tuổi Trẻ Online
VTV hủy hẹn, anh chàng yêu flycam lên sóng “tố” VTV vi phạm bản quyền
Ở một diễn biến khác, sau khi ICTnews đăng tải loạt bài phản ánh vụ việc này, một biên tập viên kỳ cựu của VTV đã chủ động liên lạc với ICTnews và cho hay, anh Tuấn mỗi lúc đưa ra một yêu sách đối với VTV, vị biên tập viên cũng nhận định, hành động của anh Tuấn chẳng qua nhằm kiếm tiền của VTV cũng như muốn nổi tiếng.
Để kiểm chứng thông tin mà biên tập viên đó cung cấp, ICTnews đã liên lạc với lãnh đạo Ban Kiểm tra của VTV qua email để hỏi xem anh Tuấn đã đưa ra những yêu cầu gì đối với VTV và VTV sẽ đáp ứng những đòi hỏi này đến đâu. Đồng thời, ICTnews cũng đề nghị vị lãnh đạo này cung cấp thông tin cụ thể về những cá nhân nào đã VTV bị kỷ luật trong 3 vụ vi phạm bản quyền dẫn đến việc Youtube khóa kênh chính thức của VTV. Vị lãnh đạo hẹn sẽ trả lời ICTnews vào tuần sau vì lý do đang đi công tác trong miền Nam.
Hiện tại trên thị trường, cảnh quay flycam có giá dao động từ 2 triệu đến 4 triệu đồng cho 1 giây. Trước câu hỏi của ICTnews về việc anh Tuấn có đòi VTV phải bồi thường kinh tế đối với những cảnh quay bị sử dụng trái phép như lời đồn thổi không? Anh Tuấn cho biết, trước đây tôi đã từng đồng ý bỏ qua 3 vụ vi phạm trên VTV. Khi tôi phát hiện và khiếu nại, có 2 lần biên tập viên của VTV gọi điện xin lỗi tôi, 1 lần lãnh đạo Ban Kiểm tra đã gọi điện và xin lỗi giúp đối tác của VTV nên tôi đã vui vẻ bỏ qua và không khiếu nại 3 vụ vi phạm đó nữa. Cả 3 lần đó tôi không đòi hỏi và cũng không nhận một đồng nào từ người của VTV.
“Chính vì những lời đồn đại tôi ra yêu sách về kinh tế đối với những người đã lấy cắp cảnh quay của tôi, cho nên tôi muốn truyền hình trực tiếp, quay phim, chụp ảnh làm bằng chứng, cũng như muốn có công chúng chứng kiến cho minh bạch. Đây là cách tôi phải làm để bảo vệ mình, cũng như muốn những ai có ý định lấy cảnh quay của tôi phải dừng lại”, anh Tuấn cho hay.
Còn cái này kéo xuống bình luận để xem chi tiết. Trên trang vtv.vn thì chả có bình luận nào dc duyệt hiển thị cả, trừ những bình luận có lợi cho mình. Xem trên mục bình luận trên tuoitre.vn với vtv.vn rõ ràng sự khác biệt.
VTV giải thích việc hủy cuộc hẹn với ông Bùi Minh Tuấn
Nhiều bình luận cho rằng, VTV đòi hỏi sự tôn trọng và pháp luật, tuy nhiên chính họ mới thiếu những cái đó.
Trưởng ban Kiểm tra của VTV cũng nhấn mạnh rằng, cuộc gặp gỡ trực tiếp không phải là thủ tục bắt buộc để giải quyết công việc nhưng với tinh thần cầu thị, đại diện VTV vẫn muốn trực tiếp gặp ông Tuấn để làm rõ vấn đề. Tuy nhiên, việc này đã không thể thực hiện được với cách ứng xử thiếu tôn trọng của ông Tuấn và VTV sẽ có văn bản trả lời theo quy định của pháp luật.
Bài viết rất sâu và cay trên tuoitre.vn:
Hồn nhiên gian dối
[krown_accordion] [krown_accordion_section title=”Hồn nhiên gian dối”]TT – “Để đạt được mục đích mà phải dối trá thì thật đáng hổ thẹn”! Người Nhật thừa nhận họ được như hôm nay là nhờ làm theo những điều như thế từ Fukuzawa Yukichi. Còn chúng ta? Chuyện nhỏ ấy mà, có gì quan trọng đâu!
Một câu chuyện mới xảy ra trong tuần: Cháu tôi, 10 tuổi, đang học lớp 4 tại một trường công lập tên tuổi ở TP.HCM. Ở môn tin học, thầy giáo của cậu bé ra một bài tập thế này: Các em hãy tạo cho mình một địa chỉ email của Gmail.
Cậu bé mày mò mãi không được nên cầu cứu đến ba mẹ.
Ba của cậu bé kiểm tra xem vì sao con mình không tạo được mới biết có sự vướng mắc, đó là Gmail từ chối người đăng ký bởi vì ở mục khai tuổi, cậu bé gõ vào đó sinh năm 2006 nên Gmail không chấp nhận vì chưa đủ tuổi!
Ba cậu bé nói với con: Chỉ có một cách là con khai năm sinh lùi lại để đủ tuổi theo quy định.
Nhưng cậu bé không chịu, bảo rằng: Như thế là nói dối. Mà ba mẹ luôn bảo con rằng không được nói dối!
Ba cậu bé tìm hiểu thì được biết đa số bạn bè của con mình đều khai dối nên dễ dàng thực hiện được bài tập của thầy giáo. Liên lạc với thầy giáo thì nghe phán một câu… nhẹ như lông hồng: Ối dào, chuyện ấy có gì quan trọng đâu anh!
“Bây giờ tôi phải làm sao đây? Khuyên con cứ dối đi, chuyện nhỏ ấy mà, để nó như phần đông bạn bè; hay kiên quyết giữ vững lập trường trong việc dạy con là không nói dối để rồi phải trả giá là không đạt trong học tập và trở nên học sinh dị biệt trong mắt thầy giáo, bạn bè?” – ba cậu bé thật sự lúng túng và cầu cứu với mọi người.
Riêng mình, thú thật dù đã làm nghề gõ đầu trẻ 30 năm rồi nhưng tôi cũng thật sự bó tay, không biết mọi người có cao kiến gì tư vấn giùm cho ba cậu bé?
Không biết tôi có nâng quan điểm, biến chuyện nhỏ thành chuyện to hay không, nhưng thật sự câu chuyện nhỏ này khiến tôi băn khoăn. Vì không có cái nhỏ làm sao có cái to và ông bà ta chẳng phải đã có câu “cái sảy nảy cái ung” hay sao?
Hôm nay chúng ta dễ dãi tự nhủ “chuyện nhỏ xíu ấy mà” với việc khuyến khích con trẻ nói dối trong một bài tập tin học, hay chuyện chép bài văn mẫu của người khác mà dư luận đã nhiều năm đề cập thì ngày mai, khi những đứa trẻ ấy trưởng thành, chúng sẽ thiếu trung thực trong những việc lớn hơn – đó là nguyên lý trong chuyện giáo dục con người từ ngàn xưa rồi.
Nhân đây, chợt nhớ đến một sự kiện ồn ào trong tuần – vụ VTV “hồn nhiên” vi phạm bản quyền đến độ YouTube phải xử lý.
Liệu chuyện “hồn nhiên” chép bài văn mẫu, khai dối để đạt mục đích có được địa chỉ email lúc nhỏ đến chuyện “hồn nhiên” lấy clip của người khác xài cho chương trình của mình mà không thèm xin phép, không thèm ghi nguồn có phải là sự liên quan nhân – quả của nền giáo dục không xem chuyện gian dối nhỏ là chuyện lớn?
Fukuzawa Yukichi, nhà tư tưởng vĩ đại của nước Nhật ở thế kỷ 19, đã kể lại một câu chuyện của mình trong cuốn Khuyến học như sau: Trường Keio của ông mời một người Mỹ sang dạy môn văn học Mỹ.
Theo quy định, muốn dạy môn này thì người dạy phải có bằng khoa học, mà người được mời thì không có. Vì thế, phía Bộ giáo dục gợi ý với ông Yukichi là cứ khai mời sang dạy tiếng Anh thôi, còn thực tế vẫn cứ dạy văn học Mỹ.
Nội bộ Trường Keio tranh luận rất dữ dội về chuyện này và không ít người cho rằng đấy chỉ là nói dối không hại ai, để đạt được mục đích tốt đẹp thôi mà! Nhưng cuối cùng quan điểm của ông Yukichi đã chiến thắng, đó là “Để đạt được mục đích mà phải dối trá thì thật đáng hổ thẹn”!
Người Nhật thừa nhận họ được như hôm nay là nhờ làm theo những điều như thế từ Fukuzawa Yukichi. Còn chúng ta? Chuyện nhỏ ấy mà, có gì quan trọng đâu!
[/krown_accordion_section] [/krown_accordion]Nguồn Hồn nhiên gian dối – Tuổi Trẻ Online
Mọi nội dung và bằng chứng đều được anh Bùi Minh Tuấn trưng ra một cách công khai và minh bạch, qua đó có thể thấy được những điều gì mờ ám của những người có quyền và coi thường người khác
Cập nhật: VTV vs Anh Bán Xe (11h11p 03/03/2016)
“VTV khẳng định, trong một số yêu cầu của ông Bùi Minh Tuấn, có một số nội dung VTV và ông Tuấn đã đạt được thỏa thuận, và có một số nội dung thuộc chương trình “Chào buổi sáng” thì hai bên đang tiếp tục trao đổi để đi đến thống nhất.”
=> Nhân danh Tác giả, Tôi hỏi các ông VTV: Thoả thuận khi nào? Thoả thuận gì? Văn bản đâu? Sao giải trình với Bộ mà qua loa và phi lý thế?
Quá vô lý! Mọi người đọc bài để hiểu hơn nhé :)))
Mọi chi tiết xem tại đây https://www.facebook.com/tuantrungta