Mua hàng giờ còn phải hít thật sâu để kìm nén cảm xúc :)) Chả khác gì đi đánh coin.
Dịp sale hàng tháng, nhất là sau dịch này, HCM – Điểm tập kết hàng lớn nhất Việt Nam được mở cửa trở lại, vì vậy nhu cầu mua hàng săn sale dịp này quá là lớn.
Trước đó, mình bỏ đồ cần mua trong giỏ hàng, và trong nhiều sàn, chờ giá đẹp là vào tiền.
Đến đợt D-Day (ngày run campagin của sàn, trong khoảng 10-12/10) thì mã giảm giá ngập tràn.
Nhưng !
Vào giỏ hàng thì các sản phẩm của các Shop trên 1 sàn tmđt tăng giá lên 10-20%, thậm chí còn gấp nhiều lần, rồi cho cái mã giảm giá :))
Tức là bạn mua Đắt hơn ngày bình thường Nhiều, cho dù có áp mã giảm giá. Đấy là chưa tính Phí vận chuyển nhé.
.
Mình thấy tội nghiệp nhiều bạn bị chạy theo cái Mồi mà shop quăng ra.
Bạn bị lừa mất cái gì?
Mất thời gian: để mua dc 1 món đồ mong muốn, nhiều bạn phải bỏ ra quá nhiều thời gian để săn, chờ. Ai bảo không mất thời gian thì cứ phản hồi nhé. Cái này là quan trọng nhất. Vì nhiều khi bạn bỏ rất nhiều thời gian để mua 1 món hàng, có khi chỉ giảm được vài đồng lẻ.
Tưởng mua được hàng rẻ: Thời gian – Tiền bạc.
Thay vì mong giảm được vài đồng thì bạn dành thời gian ấy kiếm nhiều hơn số tiền giảm giá để mua cho khỏe. (Còn ai xem mua hàng giảm giá là thú vui thì mình không bàn nha, vì nhiều người nghiện mua hàng và săn deal thật).
Vậy ai lừa các bạn?
Bên lừa các bạn là Shop nhé, còn Sàn thì không, nhưng có liên đới.
Bạn thử hình dung về Chợ truyền thống. Bên chợ họ có mặt bằng, có ban quản lý và cho các tiểu thương thuê gian hàng bán, thì chuyện giá cả hay khuyến mãi bạn mua nó phụ thuộc vào Tiểu thương thuê gian hàng đó bán món đó cho bạn. Nhưng cách các tiểu thương bán buôn như thế nào nằm vào Cách Quản lý và Quy định của sàn đó có chặt chẽ hay không.
.
Vậy.
.
Cơ cấu giá đến tay bạn trên sàn thương mại điện tử gồm những gì?
1. Giá người bán đưa ra.
Họ có thể điều chỉnh tùy vào chiến lược bán hàng của họ, theo xu hướng, theo thời điểm, theo sự kiện, …
2. Khuyến mãi:
- Khuyến mãi của shop: có nhiều loại: mua combo giảm giá, mua x giảm y, giảm nếu mua trên xxx giá – tối đa 5k :)))) …
- Khuyến mãi của sàn: tiền giảm là tiền marketing của sàn hỗ trợ thêm và khá ít
- Khuyến mãi của các đối tác: ví dụ như ngân hàng (bạn phải làm thẻ – nôm na là bán thông tin cá nhân cho ngân hàng và đóng phí); ví điện tử: có chương trình marketing bỏ tiền ra cho khách hàng phải dùng ví để thanh toán, bạn mua thì được ưu đãi.
3. Phí vận chuyển
Cái này phụ thuộc vào việc bạn chọn bên giao nhận nào : sàn hay đối tác sàn.
Tùy món hàng, khu vực lấy hàng để giao đến nơi bạn sống, chính sách tính phí, quy định ..v.v.. có khi bạn mua có mấy đồng mà ship cả vài trăm là bình thường.
*Tại sao Shopee hay có mã Freeship:
Ban đầu Shopee dồn ngân sách marketing vào việc chi trả hoàn toàn chi phí vận chuyển cho đối tác ship nhằm nhanh chóng gây chú ý cho các tiểu thương lẫn người mua hàng, thay vì đẩy tiền vào giảm giá sản phẩm như các sàn tmđt đi trước. Thời điểm đó bạn mua bất kỳ món hàng nào đều 0đ vận chuyển, không cần mã.
Sau giai đoạn chiếm dc thị phần nhanh chóng, shopee chuyển qua tặng mã, tặng ngẫu nhiên, tặng định kỳ, hàng ngày … Thậm chí nhiều người còn canh bằng được mã freeship mới chịu đặt mua, hoặc tiếc còn mấy mã trong ví (với mình thì ngày nào mở lên chả thấy)
Tiếp tới giai đoạn có ví điện tử shopee pay thì họ bắt bạn phải dùng ứng dụng để được ưu đãi. Tất cả hành vi mua sắm , thanh toán, thông tin dữ liệu cá nhân của bạn đều nằm trong vòng quản lý của họ để nhằm mục đích tối ưu, cá nhân hóa quảng cáo, đưa ra các ưu đãi hấp dẫn cho bạn => tăng doanh số và sự yêu thích của bạn với sàn tmđt đó.
Tiếp sau đó thì shopee có hẳn đội vận chuyển cây nhà lá vườn thì họ tối ưu được chi phí này, thay vì phải phụ thuộc hoặc tốn chi phí cho đối tác khác.
Có thể nói, nhờ sự cạnh tranh của các bên như sàn, shop, đơn vị vận chuyển giúp thúc đẩy sự đổi mới và động lực phát triển liên tục, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng.
Đến cuối cùng, chúng ta, những người tiêu dùng được hưởng lợi.
.
Vậy đâu là đâu là lựa chọn của bạn?
1. Nếu bạn mua sản phẩm giá thấp, rẻ, cần ngay, thì thấy hàng đẹp, review tốt thì cứ xuống tiền mà mua. Không cần quan tâm nội dung dưới đây.
2. Vì không có nhiều thời gian, không có nhiều tiền, không muốn bị dắt mũi, nên mình chọn Tiki để mua.
Chừng nào trên Tiki không có hàng hoặc các ưu đãi trên các sàn khác lớn hơn thì mình sẽ quay qua đặt.
Why Tiki?
Tiki dù có giá bán các mặt hàng gần như tiệm cận giá hãng, nhưng đảm bảo các yếu tố sau:
Tin cậy : sau thời gian trải nghiệm, đánh giá thực tế thì hầu như mình rất ít thất vọng với tiki.
Tự động miễn phí vận chuyển với đơn hàng trên bao nhiêu đó (hình như 200k thì phải) vì mình toàn dc free nên chẳng để ý.
Được lên sàn tiki, shop đó phải thông qua khâu kiểm duyệt và đồng ý với chính sách chặt chẽ hơn của tiki. Thay vì ngập tràn chợ như các sàn khác, dù các sàn này đều có cái Mall nhưng chợ là chợ, trung tâm là trung tâm.
10/10 vừa rồi mua hàng trên tiki, thanh toán qua momo, Moca (grab pay) được giảm mấy trăm k.
.
Kết
Mục tiêu đơn giản là:
- Tiết kiệm thời gian
- Mua giá hợp lý nhất (rẻ như kỳ vọng)
- Yên tâm với chất lượng, bảo hành
- Là người tiêu dùng tạm thông minh
____
p.s:
Mình từng nói: “Bạn càng quan tâm thứ gì nhiều, bạn càng mất tiền vào thứ đó”.
Ví dụ như #iphone13 ra mắt, nếu bạn quan tâm, yêu thích, chất kích thích trong máu lên cao thì bạn sẽ phải chi ra >30 củ cho 1 tiêu sản mà năm sau chắc chắn có ip 14 giá còn cao hơn nữa.
Còn bạn không quan tâm thì chẳng sao cả.
Tất nhiên tùy vào mục đích, nhất là người giàu (giàu bền vững chứ không phải giàu xổi trúng đất trúng số nhé), đừng dạy họ cách tiêu tiền, vì họ biết cách quản lý tài sản tốt hơn bạn.