Lời đầu tiên, mình xin khẳng định, mình không cổ suý cho chiến tranh. Không ủng hộ việc Nga chọn dùng vũ lực để đạt được mục đích. Nội dung bài viết này, muốn nói rõ vai trò số 1 của Mỹ trong căn nguyên của cuộc chiến hiện nay tại Ukraina.
Và cũng chính Mỹ, hiện đang hưởng lợi lớn từ việc giá dầu tăng cao, khi mà kẻ chịu thiệt hại chính là người dân các nước châu Âu, Ukraina và toàn thể người dân Nga. Thường bảo, kẻ nói đạo lý là thường sống như lol, ở trường hợp này vẫn không sai.
Chính bản thân mình từng đăng facebook rằng không nghĩ Nga có thể đánh Ukraina, cùng lắm là hậu thuẫn cho các nhóm ly khai hay gây áp lực là cùng. Vì như các bạn đã thấy rồi đấy, canh bạc đánh chỉ có mất 10 chứ chẳng được lợi nổi 1.
Toàn bộ căn nguyên cuộc chiến Nga – Ukraine
Putin, vốn là một người lạnh lùng, điềm tĩnh, là một chính trị gia cầm quyền lâu năm, được gọi với nickname “Đại đế” nhưng trái với 1 nước bạn nói 1 đằng làm 1 nẻo, thì Putin là một con người Giữ lời – Nói được, làm được.
Tuy nhiên khi được hỏi trong cuộc họp báo thường niên tổ chức ngày 23/12/2021 về hành động của Moscow ở Ukraine, Tổng thống Putin bức xúc trả lời: “Các bạn đang yêu cầu sự đảm bảo từ chúng tôi? Lẽ ra các bạn mới là những người phải đảm bảo cho chúng tôi. Tức thì. Ngay bây giờ. Không phải cứ nói đi nói lại trong nhiều thập kỷ“.
Điều đó phần nào đủ để cho chúng ta thấy căn nguyên của cuộc chiến này xuất phát từ đâu.
Để cho khách quan, mình xin trích và tóm tắt bài giảng khá nổi tiếng của Giáo sư John Mearsheimer, chuyên gia nghiên cứu về Khoa học chính trị tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ. Bài phân tích từ chính người phương Tây sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, bản full các bạn có thể xem tại đây
Mỹ và NATO hứa bằng miệng, Nga ngây thơ tin
Năm 1990, Mỹ cùng NATO đã cam kết không mở rộng NATO 1 tấc đất nào về phía Đông để Liên Xô đồng ý thống nhất Đông và Tây đực, bằng hiệp hước 2+4 https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C6%B0%E1%BB%9Bc_2_%2B_4
Tuy nhiên, cam kết lại chỉ trên miệng của các ngoại trưởng phương Tây, chứ không hề thể hiện trong văn bản, còn các lãnh đạo Liên Xô thì vẫn đinh ninh rằng phương tây giữ lời.
Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, NATO lúc này đã không còn đối trọng (khối Warszawa), nhưng không giải tán mà tiếp tục tham gia vào các cuộc chiến tranh tấn công những nước khác, như cuộc phân chia nước Nam Tư, và lần đầu tiên can thiệp quân sự tại Bosnia và Herzegovina từ 1992 tới 1995 và sau đó đã oanh tạc Serbia vào năm 1999 trong cuộc nội chiến ở Kosovo https://vi.wikipedia.org/wiki/NATO
Năm 1999, tháng 3, NATO+3: kết nạp cùng lúc 3 thành viên: Ba Lan, Séc, Hungary, đều là 3 nước thuộc Liên Xô cũ. Nga lên tiếng phản đối lần thứ 1. Lúc này Nga đang rệu rã và bị phương tây thay nhau dắt mũi, giới tài phiệt thi nhau xâu xé đất nước trước sự bất tài của Tổng thống đầu tiên của nước Nga, Boris Yeltsin. Yeltsin đã bị dắt mũi 1 cách đau đớn khi đem bán rẻ như cho
Năm 2004, tháng 3, NATO+7 kết nạp thêm 7 thành viên: Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, România, Slovakia, Slovenia. Nga lên tiếng phản đối lần thứ 2. Cùng năm này, GDP của Nga đạt 1.500 tỷ USD, trở lại nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và thứ 5 ở châu Âu sau chặng đường lèo lái đầy gian khổ của Putin với nạn tham nhũng và lũng đoạn của giới tài phiệt, bất ổn chính trị, các vùng đòi ly khai, khủng bố, phe phái đấu đá.
Và tiếp tục cho đến ngày nay là Croatia, Albania, Motenegro, Bắc Macedonia tổng cộng 30 thành viên. Việc NATO có thêm 1 thành viên là 1 thùng vũ khí mang đến đặt sát nhà của Nga.
Năm 2008, NATO muốn kết nạp Gruzia, Nga đã ngay lập tức phản ứng gay gắt vì đe doạ trực tiếp đến an ninh Nga. Kết quả là bị đánh bầm dập trong 1 tuần.
Chuyện mở rộng của NATO đã chạm đến điều tối kỵ, tận cùng chịu đựng của Nga. Tương tự như Hoa Kỳ, với học thuyết Monroe (James Monroe): Không bất kỳ quốc gia nào được phép đặt căn cứ tại Châu Mỹ. Chính vì vậy Mỹ đã nổi điên lên và hành động như chúng ta thấy cho đến hiện nay khi Liên Xô đặt hệ thống tên lửa tại Cuba năm 1962. Nếu để cho Ukraina gia nhập NATO thì bệ phóng tên lửa của tổ chức này được đặt ngay sát cửa nhà, ngay cửa ra biển của Nga.
Dân chủ kiểu Mỹ và Diễn biến hoà bình
Mỹ, một quốc gia hùng mạnh với nền kinh tế số 1 thế giới, chuyên đi ban phát tự do dân chủ, nhưng mà tự do dân chủ theo kiểu Mỹ: là chế độ chính trị Quyền ực Nhà nước thuộc về dân, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người. Chính vì thế Mỹ tích cực đi xoá bỏ chế độ tại các quốc gia tự Mỹ cho là không dân chủ, thay thế bằng chế độ thân phương tây, để đem lại lợi ích cho Mỹ, củng cố sức mạnh toàn cầu, thêm đối tác – tay sai, cánh tay nối dài để thuận lợi bành chướng quyền lực, có thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mỹ làm những điều đó hoàn toàn vì Lợi ích Quốc gia, không phải vì Đạo đức như cái Đạo đức Mỹ đang dùng để chửi Nga. Nổi tiếng nhất là hàng chục cuộc cách mạng màu, diễn biến hoà bình trên khắp thế giới.
Điều này quá quen với Việt Nam, khi mà Mỹ năm nào cũng có đánh giá nhân quyền và luôn đánh giá Việt Nam ở mức thấp. Nếu các bạn có học triết học thì các thầy có nói, chỉ là các bạn có ngủ khi thầy nói không thôi.
Và cái quá quen thuộc ở Việt Nam đó là : Chiến lược diễn biến hoà bình
Chiến lược “diễn biến hòa bình” là chiến lược tổng hợp của các nước chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch dùng biện pháp “phi vũ trang” là chủ yếu để chống phá, tiến tới lật đổ chế độ chính trị
Quá trình thực thi dân chủ trên quốc gia khác của Mỹ như sau (Chúng ta ở Việt Nam mà còn chưa biết thì google dùm đi) :
- Tìm đến các phe đối lập của quốc gia nạn nhân.
- Cung cấp tài chính, thông tin tình báo nội bộ chính phủ cho các phe nhóm này
- Sử dụng truyền thông để tô vẽ màu hồng và lợi ích khi đi theo phương tây.
- Vận động quần chúng biểu tình và ngồi chờ chính phủ sở tại sụp đổ.
Những điều này cực kỳ hiệu quả tại các quốc gia có sự chia rẽ nội bộ sâu sắc. Điều mà thực dân Anh trong lịch sử đã áp dụng bằng chính sách “chia để trị” cực kỳ hiệu quả, dẫn đến chia rẽ 1 quốc gia thành 2 nước Pakistan và Ấn Độ như ngày hôm nay.
Nhất là quốc gia đúng với cái tên gọi Vùng đất biên cương / Vùng đất bị chia rẽ : Ukraina, khi mà phía Đông và phía Tây là 2 hệ tư tưởng, tôn giáo, gốc gác khác nhau.
Đây, biểu tình ôn hoà phản đối chính sách thương mại biến thành Bạo loạn lật đổ chính phủ chỉ vài nốt nhạc.
Ukraina: Quốc gia bị chia rẽ
Phía Đông: Tôn giáo: Chính thống giáo; Kinh tế, ngôn ngữ, văn hoá mang đậm bản sắc Nga.
Phía Tây: Tiếng Ukraine, Công giáo, Lịch sử có mối liên hệ mật thiết với Châu Âu, La Mã.
Vùng trung tâm: trung lập. Nên khi bầu bán thực chất là sự lôi kéo giữa 2 bên đối với vùng trung lập của Ukraine.
Chính vì thế năm 2004, Hoa Kỳ đã lợi dụng sự chia rẽ đó giật dây cho cách mạng màu tại Ukraina với sự chiến thắng của phe thân phương tây do Yushchenko đứng đầu. Dù bầu cử trước đó đã xác nhận Yanukovych thân Nga chiến thắng.
Sau 6 năm cầm quyền, kinh tế U không khá khẩm gì hơn, và tiếp tục bị đánh bại khi bầu cử năm 2010 vẫn là tổng thống Yanukovych.
2013, Yanukovych đã từ chối ký kết hiệp định kinh tế với phương tây mà tham gia hợp tác với Nga và nhận viện trợ 15 tỷ USD. Điều này làm phật ý các đảng phái và giới tài phiệt phía tây, kích động nhân dân biểu tình.
Mục đích ban đầu của nhân dân chỉ là phản đối Tổng thống từ chối ký thoả thuận với EU, nhưng sau đó nhờ phương tây giật dây và tài trợ tài chính, vũ trang, đã tiến hành đập phá, đốt nhà cửa, chiếm trụ sở chính phủ, lật đổ chính phủ thân Nga. Đồng thời cao trào hơn nữa là kích động bài Nga, xoá bỏ lịch sử có liên quan đến Liên Xô, kéo đổ tượng Lênin, người luôn đấu tranh cho giai cấp bất công trong xã hội Ukraine, nhất là người Do Thái.
Trước tình hình như vậy, Nga đã lập tức sáp nhập Crime, vùng Donabass nổi dậy ly khai.
Năm 2014, sau khi nắm quyền, tổng thống Poroshenko đã tiến hành thanh trừng tất cả các chính trị gia thân Nga và hướng đất nước theo phương tây:
- Hạn chế kênh truyền hình Nga
- Chặn mạng xã hội Nga
- Tách Giáo hội chính thống giáo Ukraine ra khỏi Chính thống giáo Nga.
- Kỳ thoả thuận liên kết chính trị, kinh tế với EU
- Xin gia nhập NATO
- Quân sự hoá lực lượng vũ trang nhằm chống Nga.
Năm 2019, Zelenskyy lên làm tổng thống, tiếp tục thúc đẩy tiến trình NATO hoá, cấm hoàn toàn các kênh Nga và đàn áp, trừng phạt vùng Donbass và những vùng thân Nga.
Tổng thống Putin đã rất nhiều lần đưa ra cảnh báo, nhưng càng cảnh báo Zelenskyy càng cương.
Điều này đã thực sự đụng đến Giới hạn của Nga, để dẫn đến ngày hôm nay.
Kết
Những điều gì phương tây đang rao giảng: Putin độc tài, độc ác, khát máu, muốn đem Liên Xô trở lại, Nga muốn chiếm trọn châu Âu, muốn đánh qua các nước khác không chỉ Ukraina…
Nếu là những người có đầu óc, biết suy nghĩ, các bạn sẽ cảm thấy những lời chỉ trích đó thật nực cười, vì thừa biết kinh tế Nga và mọi điều kiện không cho phép làm điều đó. Chuyện chọn đánh vào Ukraina đã khiến Nga trả những cái giá rất đắt:
- Chi phí nuôi quân, hành quân, duy trì trang thiết bị, bổ sung khí tài, lương thực.
- Nuôi người dân ở các vùng kiểm soát.
- Hao tổn binh lực trong chiến đấu.
- Bị cấm vận, phong toả dòng tiền, tịch thu tài sản…
- Bị hội đồng về kinh tế, giao thương, giao dịch, bị cô lập hạn chế sự giúp đỡ
Không chỉ lên án Nga, hãy lên án Mỹ, châu Âu: những kẻ giật dây cuộc chiến, mang đau thương, mất mát bằng bom đạn, bất ổn chính trị.
Đọc thêm
Đai bàng Mỹ đã lừa Gấu Nga tự bẻ móng vuốt như thế nào
Bằng thủ đoạn diễn biến hòa bình, Mỹ đã khiến cho Liên Xô dần bị chia cắt, và tình hình đã rối như canh hẹ giai đoạn thập niên 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, nên nhớ rằng Liên Xô đã từng bạo chi hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ USD ra để nghiên cứu, phát triển và chế tạo các loại trang bị, vũ khí …trong quá khứ, vậy nên kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Liên Xô/Nga luôn là sự đau đầu lớn nhất đối với Mỹ.
Thế là người Mỹ nghĩ ra cái cách để từng bước để bẻ nanh gấu.
1. Bằng mấy lời đường mật, Đại bàng Mỹ đã khiến Gấu Nga tự hủy như thế nào?
Khi Mikhail Gorbachev lên nắm quyền, người Mỹ đã gửi một bức điện ngỏ ý: Chúng ta có thể làm bạn, thay vì đối đầu như thế này. Ảo tưởng về một “tình bạn lớn”, cũng như mong muốn mình có thể ghi nên một dấu mốc vĩ đại trong sự nghiệp, Gorbachev đã hăm hở xây dựng đường lối chiến lược và chính sách ngoại giao hội nhập với phương Tây, hòa nhập với Mỹ. Vậy là Liên Xô thời Gorbachev, tiền thân của gấu Nga đã nén đau mà tự bẻ móng vuốt của mình.
Liên Xô sụp đổ, Liên bang bị xé vụn và các kho vũ khí cũng bị chia như quà thừa kế, ngoài một phần dành cho các nước Cộng hòa anh em như Ukraine, nước Nga của B. Yeltsin trở thành “người thừa kế” kho vũ khí và nguyên liệu hạt nhân khổng lồ của Liên Xô. Mà B.Yeltsin thì các bạn biết rồi đấy, khả năng lớn nhất của ông này đó chính là uống rượu, bốc đồng và khả năng phá hoại vô biên khi làm tan nát gần hết các giá trị di sản cũ hậu Liên Xô.
- Đầu tiên là dầu khí – đây là ngành công nghiệp nổi nhất và có nguồn thu nhiều nhất của LB Nga, khi Yeltsin lên cầm quyền ngành dầu khí đã tan hoang khi Yeltsin đã bán rẻ mạt với cái gia như cho – cho lực lượng thanh niên đã tung hô ông lên làm Tổng thống.
- Thứ hai là vũ khí hạt nhân, đây được xem là thứ định vị nên thương hiệu siêu cường của Liên Xô, là nanh vuốt còn sót lại của gấu Nga, nhưng cũng đã bị Yeltsin từng chút một bẻ đi sau khi nghe những lời đường mật từ Mỹ.
Không cần bất kỳ một tiếng súng nào, thống kê cho thấy trong hai thập niên, thời mà Gorbachev cầm quyền Liên Xô và Yeltsin nắm quyền Nga, họ đã tự phá huỷ 7.610 đầu đạn hạt nhân, 902 ICBM, 684 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, 33 tàu ngầm hạt nhân, 498 hầm phóng tên lửa, 191 bệ phóng di động mặt đất và 492 bệ phóng từ biển, 155 máy bay ném bom chiến lược tầm xa … Lý do là những thứ này là hoàn toàn không cần thiết tồn tại trong một thế giới hòa bình, chiến tranh lạnh đã lùi xa.
Không chỉ dừng lại ở đó, nước Nga thời Yeltsin còn ngu ngốc đến nỗi cắt tay gấu để mời Mỹ xơi cho béo, vuốt gấu đây mời anh đeo cho đẹp. Và sau này nhắc đến sự kiện này V.Putin chỉ cười cười mà không bàn luận, nhưng sâu trong đó hẳn là nỗi đau đớn vô hạn về sự “ấu trĩ” của người tiền nhiệm. Vì cần tiền, B.Yeltsin đã bất chấp.
Thỏa thuận thủ tiêu nguyên liệu Uranium làm giàu có tên Gore-Chernomyrdin ký kết năm 1994. cũng giống như chương trình Nunn-Lugar, được coi là “vố lừa đảo thiên niên kỷ”.
Theo hợp đồng được ký kết né tránh sự biểu quyết của quốc hội, trong 15 năm Nga phải có trách nhiệm chuyển cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ 500 tấn Uranium đã sử dụng làm nguyên liệu chế tạo vũ khí hạt nhân (được tái chế), để nhận lại vẻn vẹn 17 tỷ USD, chỉ xứng đáng với 1% giá trị thực.
Vấn đề không chỉ là thực tế Nga nhận được có 17 tỷ USD, trong khi các chuyên gia ước tính con số lên đến hàng nghìn tỷ mà còn thể hiện ở chỗ, nó đã giúp đối thủ chính phát triển mạnh kinh tế, quẳng bớt nỗi lo trước mắt về năng lượng, yên tâm tích trữ tài nguyên để giành cho tương lai.
Theo số liệu từ Visott, khối lượng Uranium khổng lồ Moscow chuyển giao cho Washington được lấy từ kho dự trữ của mình và phối hợp với Mỹ đã đảm bảo tới hơn 10% tổng lượng sản xuất điện năng tại Mỹ, tương đương với việc sử dụng 15 tỷ thùng dầu. Hơn nữa, hậu quả của giao dịch này là việc Liên bang Nga đã mất tới 90% dự trữ Uranium cấp độ vũ khí. Xem thêm https://thanhnien.vn/phan-nua-nha-may-dien-hat-nhan-my-xai-uranium-cua-nga-post12940.html
Thế là năm 2002, Hoa Kỳ yên tâm rút khỏi hiệp ước ABM-72, bởi thừa biết Nga không còn nguyên liệu để nạp cho các đầu đạn mới, để bổ sung cho các hệ thống tên lửa.
Mãi tận tới khi V.Putin lên nắm quyền, người Nga mới nhận ra rằng mình đã bị lừa như thế nào. Nhưng khi đó tất cả đã quá muộn. Các chuyên viên Nga thời V.Putin sau khi tiếp quản lại kho vũ khí cũ đã phải thốt lên rằng, Mỹ đã cho Nga ăn một “Cú là thiên niên kỷ”, khi chỉ bỏ ra tí nước bọt và vài lời đường mật mà đã khiến Nga tự bẻ nanh vuốt, gỡ bỏ nỗi lo lớn nhất của hàng chục đời Tổng thống Mỹ trong nửa thế kỷ qua.
Ngay đến Mỹ, họ cũng không ngờ các lãnh đạo như Gorbachev hay Yeltsin lại cả tin như thế, cũng có thể là một sự “ngây ngô chính trị”. Sự thành công quá sức tưởng tượng của chương trình Nunn-Lugar (Hợp tác cắt giảm mối đe dọa hạt nhân) được giới chức lãnh đạo Mỹ coi là bằng chứng nổi bật nhất về “sự vượt trội về trí tuệ chiến lược của Mỹ trước Nga”, đã khiến Liên Xô/Nga tự phá hủy các phương tiện mang phóng hạt nhân của mình.
Nga tự bẻ nanh vuốt của mình, và sau đó nhận ngay trái đắng là sự xem thường ra mặt, không hề cố kỵ của Mỹ. Cũng chính bởi thế, khi V.Putin lên nắm quyền, người Mỹ thậm chí còn lười để ý xem vị tổng thống non trẻ này làm những gì.
Đó có thể được xem là một lợi thế, may mắn không ngờ của V.Putin chăng?
2. Gấu Nga âm thầm mài thật sắc nanh vuốt còn lại, sự vươn mình mạnh mẽ.
Không thể phủ nhận, Mỹ đã biến Liên Xô/Nga từ một chú gấu mạnh mẽ thành một “thỏ nâu” non nớt ngây thơ về chính trị. Dù rất ghét, nhưng ngay như V.Putin cũng thừa nhận được sự “vượt tầm trí tuệ của Mỹ” so với người tiền nhiệm. Từ đấy, Đại đế trẻ tuổi tự rút ra bài học cho riêng mình.
Gấu Nga tuy bị bẻ nanh vuốt, song vẫn còn sót lại vũ khí ẩn thân không mấy người biết tới, V.Putin quyết định mài thật sắc bộ vuốt còn lại. Ấy tức là ông âm thầm nhẫn nhịn lá trái lá phải với người Mỹ, nhẫn nhịn gọi Mỹ một tiếng “đại ca”, nhung đồng thời chuyển hướng đi theo con đường riêng, từ bỏ phương chậm chạy đua theo số lượng để tìm lại sức mạnh, trong bối cảnh “một mình đương đầu với bầy sói”.
Thứ nhất, lúc đó V.Putin đã hiểu rằng, không ai cho Nga đủ khoảng thời gian 40 năm để sản xuất ngần ấy số Uranium quân sự đã bị đốt trong các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ, nhằm lấp đầy khoảng trống đó trong kho dự trữ của mình.
Thứ hai, Nga không mong muốn lặp lại bài học Liên Xô, gục ngã trong cuộc chạy đua vũ trang đơn độc với Mỹ-NATO. Sau thảm cảnh xảy ra với Nam Tư, nước Nga yếu ớt đã nhận thức rằng, chính mình có thể sẽ hứng chịu số phận tương tự nếu còn “đánh đu” với phương Tây.
Sau những bài học hết sức cay đắng trong những năm 1990, cả chính phủ lẫn người dân Nga đã hoàn toàn vứt bỏ mọi ảo tưởng về “lòng tốt” của phương Tây. Cũng may, có thể rất ngây thơ trong chính trị, nhưng người Nga rất giỏi sáng tạo, đặc biệt là trong công nghệ chế tạo vũ khí.
Gần đây, trong một cuộc thảo luận ở Sochi hồi tháng 10, Putin nói rằng sai lầm lớn nhất của lãnh đạo Nga hậu Liên Xô là quá tin tưởng Mỹ. Đại khái: “Lỗi lầm lớn nhất của những người Cộng sản Xô Viết là đã tin các bạn Mỹ quá nhiều. Để rồi bị các bạn ấy xem đó là điểm yếu và khai thác. Nhưng tôi thì không. Chẳng ai lại đi yên tâm làm bạn với người như Mỹ cả.”
Năm 2000, giai đoạn khi nước Nga vẫn chưa vực dậy được sau sự sụp đổ của Liên Xô trong khi văn hóa đại chúng Mỹ – từ McDonald’s đến Coca Cola – thống trị đời sống người Nga. Người Mỹ hẳn đã mơ về tương lai tương tự với Tổng thống Putin. Nhưng Putin thì không nghĩ vậy, nhưng ông rất biết nhẫn. Vậy nên giai đoạn “tốt đẹp” trong quan hệ Mỹ – Nga kéo dài khá lâu, tận đến năm 2008 cơ. Và chỉ trong 8 năm ngắn ngủi như thế này, gấu Nga đã làm nên được một điều phi thường.
Năm 2008 thì có gì à? Ấy là Gruzia mất một nửa đất liền và 1/3 bờ biển về tay Nga, đường dẫn dầu ăn cướp không thể êm đẹp tuồn khỏi Nga nữa. Mỹ bắt đầu điên tiết và đề cao cảnh giác, bắt đầu xiết dần vòng vây kiềm tỏa Nga. Nhưng khi ấy, Mỹ còn đang bận chạy đua Tổng thống, hồi ấy căng lắm. Nhớ năm 2012, khi Mitt Romney ra tranh cử tổng thống, ông ta nói Nga là một mối đe dọa lớn với Mỹ. Không ai tin Romney cả, và thế là Barack Obama tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2.
Ý đồ về một hệ thống phòng thủ tên lửa kiểu mới của Mỹ, nhưng đặt ở Romania đã bắt đầu kế hoạch từ năm 2010. Khi ấy, mối quan hệ giữa NATO và Nga vẫn chưa căng thẳng, dĩ nhiên Nga vẫn nằm chiếu dưới. Trên danh nghĩa chính thức, lý do được Mỹ và NATO đưa ra, rằng hệ thống tên lửa này là để bảo vệ các thành viên trước mối đe dọa an ninh từ tên lửa của Iran. Nhưng thực ra, có lẽ nó là một lá bài tẩy để nhắm vào gấu Nga. Kiểu: Mày cẩn thận đấy, dám bật anh là tên lửa có thể bay đến nhà mày bất cứ lúc nào.
Sau khi cơ sở phòng thủ tên lửa mới của Mỹ được đưa vào hoạt động ở Romania, Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp với giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã tuyên bố: “Chúng ta sẽ đáp lại một cách phi đối xứng, rẻ tiền nhưng mạnh mẽ. Không thể cứ để ai đó dọa dẫm và bắt nạt mãi được.”
Và Nga đã phát triển quân sự của mình theo hướng: Lấy kỹ thuật công nghệ cao bù cho số lượng ít.
Quý hồ tinh bất quý hồ đa. Và quả thật ngày nay, kho vũ khí hạt nhân Nga có thể không đầy nhưng sẽ khiến Mỹ-NATO hoảng sợ hơn thời Liên Xô bởi chất lượng của nó.
Theo thông tin từ Visott và Sputnik cho hay. Nhiều năm trước Nga đã đã nỗ lực phát triển năng lực răn đe hạt nhân với những loại vũ khí có sức mạnh tấn công ghê gớm nhất và không thể đánh chặn.
Ví dụ như tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) RSM-56 SS-NX-30 Bulava thay thế cho tên lửa Sineva; hệ thống tên lửa liên lục địa cơ động RS-24 Yars thay cho RS-12M Topol-M…
Tiếp đến là tên lửa hạng nặng nhiên liệu lỏng thế hệ thứ năm, phóng từ silo là RS-28 Sarmat sẽ thay thế cho vũ khí hủy diệt của Liên Xô là “ác quỷ” R-36 Satan (Voevoda), hay quái vật không thể đánh chặn thế hệ mới là RS-26 Rubezh hoặc hệ thống tên lửa đường sắt Barguzin (dùng tên lửa RS-24 Yars) thay thế cho đoàn tàu RT-23 Molodets.
Những tên lửa đạn đạo liên lục địa này được trang bị từ 6-15 đầu đạn siêu thanh, có thể tấn công từ rất nhiều phương tiện phóng khác nhau, với đường bay mà các hệ thống đánh chặn không thể đoán trước, uy lực huỷ diệt ghê gớm, khi chỉ cần một tên lửa là đủ sức xoá sổ bang Texas
Theo Phó Thủ tướng phụ trách Hàng không-Vũ trụ và Công nghiệp Quốc phòng Nga là ông Dmitry Rogozin, tên lửa đạn đạo không phải là thành tựu chót của khoa học và công nghệ, mà sự ra mắt của các tên lửa hành trình Kalibr mới là cuộc cách mạng quân sự.
Loại vũ khí tấn công tầm xa này có khả năng mang theo các đầu đạn hạt nhân chiến thuật phóng từ trên bộ, trên không, trên biển (tàu nổi và cả tàu ngầm thông thường) sẽ là những mũi tấn công bất ngờ không thể đánh chặn.
Cho đến trước ngày 07/10/2015, Washington vẫn đinh ninh rằng Nga không đủ khả năng đối phó với hành động vũ lực của người Mỹ nếu không dùng các loại vũ khí hạt nhân.
Định đề này, trên thực tế dựa vào thói ngạo mạn quá mức của Mỹ trong nền chính trị quốc tế. Tuy nhiên, đòn tấn công sấm sét của tên lửa hành trình Nga từ vùng biển Caspia giáng vào các căn cứ của IS tại Syria khiến giới quân sự Mỹ sửng sốt.T ên lửa phóng từ tàu chiến của đội tàu Caspia – hoàn toàn chưa phải là đơn vị hùng mạnh nhất của Hải quân Nga – nhưng đã bao phủ mục tiêu ở tầm xa tới 1.500 km, và Nga còn nhẹ nhàng tuyên bố: Đó chẳng phải giới hạn cuối cùng.
Lần đầu tiên Nga cho thấy khả năng không chỉ giáng đòn hiệu quả, mà còn thực sự che chắn được toàn bộ lãnh thổ của đất nước mình và lãnh thổ các quốc gia đồng minh tại vùng Á- Âu khỏi mọi cuộc xâm lăng hiếu chiến.
Mỹ bán tín bán nghi, nhưng thà tin còn hơn không? Và thay vì đe dọa quân sự, Mỹ chuyển sang xiết chặt các lệnh bao vây/cô lập về kinh tế.
Năm 2016, Nga mời Trung Quốc quan khán một trận diễn tập phóng tên lửa. Buổi tập trận diễn ra thành công tốt đẹp, và nhất là có sự xuất hiện của tên lưởng siêu thanh có vận tốc, 24.000 Km/h bằng 20 lần tốc độ âm thanh, có thể bay một nhát từ Nga tới tận bên kia thế giới, toàn bộ các cái loa của truyền thông Mỹ và phương Tây nhất loạt bị rè.
Sở hữu thứ gì quý giá, cần phải có đủ sức mạnh để bảo vệ nó, nếu không cẩn thận là chết đấy!
Lời cuối, xin nhắc lại lời của V.Putin: “Con đường tiến tới một xã hội tự do không hề đơn giản. Lịch sử chúng ta luôn có những trang bi thảm, xen lẫn những trang vinh quang.”