xuanhieu.org Kinh nghiệm mua hàng & Digital Marketing Phạm Xuân Hiếu✔️xuanhieu.org Kinh nghiệm mua hàng & Digital Marketing Phạm Xuân Hiếu✔️
  • Home
    • Phạm Xuân Hiếu là ai?
    • Liên hệ với tôi – Xuân Hiếu
    • Cẩm nang văn hóa Vietsovpetro
  • Deal Hot sàn TMĐT
    • Mã giảm giá
  • Giá rẻ nhất
  • Check sao kê
Đang xem:Hồ sơ hủy hoại môi trường của Formosa trên thế giới kinh khủng như thế nào?
Share
NotificationShow More
Font ResizerAa
xuanhieu.org Kinh nghiệm mua hàng & Digital Marketing Phạm Xuân Hiếu✔️xuanhieu.org Kinh nghiệm mua hàng & Digital Marketing Phạm Xuân Hiếu✔️
Font ResizerAa
Tìm kiếm
Have an existing account?Sign In
Follow US
xuanhieu.org Kinh nghiệm mua hàng & Digital Marketing Phạm Xuân Hiếu✔️ > Tin tức > Hồ sơ hủy hoại môi trường của Formosa trên thế giới kinh khủng như thế nào?
Tin tức

Hồ sơ hủy hoại môi trường của Formosa trên thế giới kinh khủng như thế nào?

Phạm Xuân Hiếu
Cập nhật: 2016/04/25 at 7:37 PM
Phạm Xuân HiếuPublished 25/04/2016
Share
17 Min Read
Hồ sơ hủy hoại môi trường của Formosa trên thế giới kinh khủng như thế nào?
SHARE

Nội dung

  1. Formosa tuyên bố mình luôn tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường tại tất cả các nơi đặt nhà máy trên thế giới. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn trái ngược. Những nơi Formosa đi qua đều phá hủy môi trường, giết hại sinh vật, đầu độc con người với những chất kịch độc.
  2. Formosa nhận giải “Hành tinh đen” năm 2009. Đây là một giải do Ethecon – tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân/tổ chức “đóng góp” vào việc phá hủy môi trường.
  3. Xem thêm:

Formosa tuyên bố mình luôn tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường tại tất cả các nơi đặt nhà máy trên thế giới. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn trái ngược. Những nơi Formosa đi qua đều phá hủy môi trường, giết hại sinh vật, đầu độc con người với những chất kịch độc.

Formosa nhận giải “Hành tinh đen” năm 2009. Đây là một giải do Ethecon – tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân/tổ chức “đóng góp” vào việc phá hủy môi trường.

Đừng vào hùa ném đá Formosa chỉ vì “bài Hoa”. Formosa là tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Đài Loan, là nhà sản xuất sản phẩm hóa dầu hàng đầu thế giới.

Được biết Formosa đầu tư khoảng 10 tỷ USD vào dự án Vũng Áng – Hà Tĩnh, và dự án được cả các bên thứ ba quan tâm đầu tư.

Công ty JFE, nhà sản xuất thép lớn thứ hai của Nhật, tuyên bố có thể tham gia đầu tư khoảng 27 tỷ yên (220 triệu USD) vào dự án này (Reuter, 30/7/2015).

Đó là dự án quy mô rất lớn ở Việt Nam. Không thể phủ nhận ý nghĩa của dự án này đối với kinh tế Việt nam, nhưng để có thông tin đa chiều, bài viết này tập hợp các thông tin về vi phạm môi trường của Formosa trên phạm vi thế giới.

Công nghiệp hóa, với nhiều nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc, thường đi liền với tàn phá môi trường. Nhưng xét rộng ra thì ở đâu cũng vậy, nhiều tập đoàn tư bản thường sẵn sàng hy sinh môi trường, hy sinh lợi ích của cộng đồng vì lợi nhuận của mình.

Vấn đề là cộng đồng phải có các cơ chế (luật pháp, chính quyền, báo chí, các tổ chức xã hội dân sự…) để ngăn ngừa, giảm thiểu sự tàn phá môi trường do công nghiệp hóa gây ra và tự bảo vệ mình.

Tôi mong muốn bất kỳ nhà đầu tư nào từ nước ngoài đến Việt Nam cũng phải trình bày được những “hồ sơ môi trường” sạch sẽ, bất kể họ đến từ nước nào.

Ethecon, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức, đã lập ra các giải hàng năm “Hành tinh xanh” tặng cho các cá nhân/tổ chức có thành tích vượt trội trong bảo vệ môi trường thế giới.

Song song với đó là giải “Hành tinh đen”, cho những cá nhân/tổ chức đóng góp nhiều vào việc phá hủy môi trường thế giới.

Trong danh sách nhận giải “Hành tinh đen” có mặt các nhân vật nổi trội như công ty Monsanta (tác giả của chất độc da cam), Công ty điện lực Tokyo (chủ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị vỡ cách đây mấy năm)…

Formosa và CEO của nó là ngài Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Bà Diane, người nhận giải Hành tinh xanh năm 2006, đã bay sang Đài Loan để trao giải tận tay người nhận.

 Formosa và CEO của nó là ngài Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Ảnh: Internet.
Formosa và CEO của nó là ngài Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Ảnh: Internet.

Tập đoàn Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan (hóa dầu mỏ, chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô…).

Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan, tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác.

Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin.

Trụ sở của Formosa từng bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường (Nhật báo Đài Bắc, 24/2/2014).

Tại Hoa Kỳ, ở các bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi.

Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền là 2,8 triệu USD, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu USD để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các bang Texas và Louisiana.

Hồ sơ môi trường của Formosa cộm cán đến nỗi đã trở thành ví dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014).

Tại Campuchia năm 1998, Formosa dính dáng đến một cả một vụ bạo loạn chết người. Năm đó, Formosa “xuất khẩu” sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân, do tàu Chang-Shun vận chuyển vào cảng Sihanoukville.

Rác gồm những khối nén, bọc trong bao nhựa khá dày. Người dân quanh vùng đổ xô đến bãi rác, thấy những tấm nhựa này có thể dùng làm tấm lợp nhà. Họ dùng dao, dùng tay, thậm chí dùng răng cắn bóc các bao nhựa nhiễm độc.

Chỉ vài ngày sau, nhiều người bị sốt, tiêu chảy. Một công nhân bến cảng làm việc dọn dẹp hầm tàu Chang-Shun phải nhập viện và chết ngay trong ngày. Khi tin tức lộ ra rằng rác này chứa thủy ngân, người dân trong vùng tức giận đập phá các công sở.

 Chất thải độc hại của Formasa Plastic được đựng trong những thùng chứa thô sơ, không được rào chắn ở một bãi rác thải tại Sihanoukville, Campuchia năm 1999. Ảnh: Internet.
Chất thải độc hại của Formasa Plastic được đựng trong những thùng chứa thô sơ, không được rào chắn ở một bãi rác thải tại Sihanoukville, Campuchia năm 1999. Ảnh: Internet.

Hàng chục ngàn người hoảng sợ rời bỏ thành phố trong đó khoảng 10000 người định tiến về Phnom Penh. Cuộc bạo loạn này đã làm chết thêm 5 người nữa.

Trong vụ này, Việt Nam đã cấp tốc viện trợ cho Campuchia 500 bộ quần áo và mặt nạ phòng độc để giúp tẩy độc. Formosa sau đó bị buộc phải nhận lại toàn bộ số rác nhiễm độc thủy ngân này.

Đáng chú ý, Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới. Do sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất ra chất xút để dùng cho sản xuất PVC, họ có thể đã tích lũy lại hàng ngàn tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp.

Và cũng đáng chú ý nữa, là trong các vụ scandal môi trường ở nước ngoài, lãnh đạo Formosa đã tìm cách che giấu hoặc giảm nhẹ các tai họa do họ gây ra cho dân địa phương, thậm chí mua chuộc các nhà chức trách địa phương.

Tại Mỹ, trong vụ kiện ở tiểu bang Louisiana, nhóm luật sư thay mặt cư dân khu vực bị thiệt hại vạch rõ Formosa không những đã không cảnh báo người dân về tác hại của các chất thải với môi trường và sức khỏe.

Mà họ còn dấu nhẹm rằng trước đó họ đã bị phạt nhiều triệu USD vì các vụ vi phạm bên bang Texas.

Trong vụ Sihanoukville ở Campuchia, người phát ngôn Formosa nói rằng rác gửi theo tàu Chang-Shun chỉ nhiễm thủy ngân “hơi vượt mức quy định một chút” (0,2 PPM).

Nhưng khi Campuchia gửi mẫu đi xét nghiệm tại nước ngoài, tất cả cả mẫu đều cho kết quả nhiễm thủy ngân ở mức nguy hiểm.

Kết quả xét nghiệm tại Hong Kong cho thấy chỉ số này là 10971 PPM! Chính phủ Campuchia cũng tố cáo Formosa đã đút lót số tiền tổng cộng là 3 triệu USD cho các quan chức địa phương, và có khoảng 30 vị đã bị chính phủ treo giò trong vụ này.

theo Trí Thức Trẻ

13103356_550100701828502_3965488120597359737_n

Có một trí thức trên Facebook đã chém thế này: chúng mày (không rõ chúng nào) ngu thế, nếu nước xả thải của formusa độc tới mức pha loãng ra triệu tấn nước giết được cá chết thì cái thằng thợ lặn với con phóng viên đi quay clip còn sống nhơn nhơn được à?

Nay anh thợ lặn đã chết rồi, nhưng thực ra không ai quan tâm đến câu chém gió ngu dốt của thằng trí thức nữa

Quy mô dự án Formosa Hà Tĩnh lớn đến đâu?

Để có một siêu dự án với cái danh nhà máy thép dây chuyền sản xuất khép kín và cảng nước sâu lớn nhất Đông Nam Á, Việt Nam đã “cho” nhà đầu tư quá nhiều.

Nằm ở vị trí đắc địa, bắt đầu khởi công tháng 7/2008 Dự án Khu liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa (Đài Loan) đầu tư  có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng không chỉ riêng Hà Tĩnh mà còn các tỉnh lân cận.

Để phục vụ siêu dự án, Hà Tĩnh đã phải thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng gần 2.000 ha đất, với gần 3.000 hộ thuộc 9 xã vùng Nam Kỳ Anh, 58 nhà thờ, gần 15.000 ngôi mộ phải di dời để giải phóng mặt bằng. Riêng xã Kỳ Lợi gần như bị xóa trắng để dành đất cho dự án.

Tổng diện tích thực hiện dự án Formosa hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt biển (cảng Sơn Dương), thời gian thuê đất là 70 năm, tiền thuê đất hơn 96 tỷ đồng cho toàn bộ thời gian thuê. Đây có thể nói giá thuê đất quá thấp và ưu đãi của Việt Nam, gần như bằng không.

Mục tiêu của dự án xây dựng nhà máy thép với dây chuyền sản xuất khép kín và cảng nước sâu lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với công suất 22 triệu tấn thép/năm, 1500 MW nhiệt điện. Theo cam kết của Tập đoàn Formosa, giai đoạn 1 của dự án sẽ được đầu tư 7,9 tỷ USD, với công suất hơn 7,5 triệu tấn gang thép mỗi năm và năng lực bốc dỡ hàng hóa qua cảng Sơn Dương 30 triệu tấn/năm.

Mới đây, Tập đoàn Formosa đề xuất đầu tư giai đoạn 2, nâng công suất của khu liên hợp gang thép này lên 22,5 triệu tấn/năm, vốn đầu tư lên đến 28 tỷ USD.

Hiện, công trường Formosa đang thu hút gần 7.000 chuyên gia, cán bộ, công nhân cả Việt Nam và nước ngoài vào làm việc. Tập đoàn Formosa đã giải ngân hơn 2 tỷ USD cho dự án này.

Bên cạnh đó, Formosa đã khởi công xây dựng lò cao, hạng mục công trình trọng yếu của nhà máy luyện gang thép Formosa Hà Tĩnh. Chủ đầu tư cam kết sẽ huy động tối đa nguồn lực, phấn đấu đến năm 2015 sẽ sẽ hoàn thành 3 lò cao với công suất 10,5 triệu tấn thép/năm, có 13 cầu cảng đi vào hoạt động và năm 2017 sẽ hoàn chỉnh 32 cầu cảng, đáp ứng yêu cầu vận chuyển, xuất khẩu thành phẩm của nhà máy gang thép này.

Ưu đãi “khủng”

Khi vào Việt Nam, chủ đầu tư dự án Formosa nhận được nhiều ưu đãi chưa từng có như miễn tiền thuê đất 15 năm, thuế thu nhập doanh nghiệp 10% từ năm có thu nhập chịu thế (thông thường là 25%), 4 năm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.

Thậm chí để đảm bảo ổn định đầu tư, tại khoản 7, Điều 4, Hợp đồng thuê đất ngày 6/2/2009 quy định “đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác; Đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, hai bên tiến thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện”. Như vậy, dự án không bị chi phối bởi Điều 38, Luật Đất đai 2003.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đã “cho” quá nhiều để thu hút được một dự án đầu tư lớn. Trong bài toán đầu tư này, Việt Nam mất nhiều hơn được nhất là trong hoàn cảnh ngành sắt thép đang dư thừa, doanh nghiệp thép trong nước gặp khó khăn như hiện nay.

Ông Lê Phước Vũ, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, ngành thép Việt Nam đang nằm trong thế trận cạnh tranh sống còn. Nguy cơ bị thôn tính rất cao.

VSA cho biết, lượng thép tiêu thụ tháng 4/2014 chỉ đạt 443.600 tấn, giảm gần 15% so với tháng trước. Lượng thép tồn kho hơn 255.000 tấn. Nhiều nhà máy vẫn phải tiết giảm sản xuất, chỉ chạy 50-60% công suất. Trong khi đó với một dự án sản xuất thép với nhiều ưu đãi như Formosa đang vô tình đặt doanh nghiệp nội vào thế cạnh tranh khốc liệt ngay tại sân nhà.

Lời giải cho bài toán giảm phụ thuộc doanh nghiệp nước ngoài chưa xong, với sắt thép một ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa. Nếu phụ thuộc hoàn toàn vào nhà đầu tư nước ngoài thì tiến trình công nghiệp hóa sẽ bị phụ thuộc.

5/5 (100 votes)

Xem thêm:

  1. Khai trương Xiaomi Official Store chính hãng, tung ưu đãi cực khủng Flagship trên Tiki
  2. Kinh nghiệm bảo hành màn hình Dell 1 đổi 1 chính hãng trên Tiki
  3. Liên tục các Quỹ donate bằng tiền điện tử cho Ukraina trên khắp thế giới
  4. Hướng dẫn cách Xác minh danh tính (KYC) trên Binance và các sàn tiền điện tử số 1 thế giới
TAGGED:bất nhân, formosa, kịch độc, phá hoại
Phạm Xuân Hiếu 25/04/2016 25/04/2016
Chia sẻ bài này
Facebook Twitter LinkedIn Telegram Email Copy Link Print
Share
What do you think?
Love0
Sad0
Happy0
Sleepy0
Angry0
Dead0
Wink0
By Phạm Xuân Hiếu
Follow:
Chuyên gia tư vấn và thực hiện các chiến dịch digital marketing, SEO, truyền thông trực tuyến đa kênh với nhiều khách hàng nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các Tổ chức, Hiệp hội, Công ty, Doanh nghiệp đến cá nhân kinh doanh.
Previous Article Bạn là người ĐƯỢC đi làm, hay kẻ BỊ đi làm?
Next Article Tổng hợp lỗi win 8 – 8.1 và cách khắc phục Tổng hợp lỗi win 8 – 8.1 và cách khắc phục

Thời tiết hôm nay

Thư viện tải về

  • AI
  • Crack
  • Full Serial
  • Phần mềm làm phim
  • Tool
  • Văn bản

RSS Top trend mới nhất 2024

Categories

Có thể bạn quan tâm

Google, Apple tuyển dụng người Việt các ngành HOT
Tin tức

Google, Apple tuyển dụng người Việt các ngành HOT

06/03/2024
OpenAI trả 51tr đô cho Chip AI sản xuất bởi Startup hỗ trợ bởi CEO Sam Altman
A.I.Tin tứcTổng hợp

OpenAI trả 51tr đô cho Chip AI sản xuất bởi Startup hỗ trợ bởi CEO Sam Altman

05/12/2023
Chuỗi drama OpenAI: Nỗi sợ và căng thẳng từ AI xung đột với CEO
Tin tức

Chuỗi drama OpenAI: Nỗi sợ và căng thẳng từ AI xung đột với CEO

21/11/2023
Nhà Trắng: Công bố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam
Tin tức

Nhà Trắng: Công bố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam

11/09/2023
PreviousNext
Xuan Hieu Blog Logo Xuanhieu.org Logo Xuan Hieu White

Địa chỉ: 155 Nguyễn Thái Học, Vũng Tàu


Phạm Xuân Hiếu Blog ✔️

©2012-2023 xuanhieu.org xuanhieu.vn xuanhieuute.com DMCA.com Protection Status

xuanhieu.org by Pham Xuan Hieu is licensed under CC BY-NC-ND 4.0

    FacebookTelegramZaloEmailĐịa chỉNot enteredNot enteredNot enteredNot enteredNot entered
    adbanner
    Xin tắt công cụ chặn quảng cáo
    Chào bạn. Bạn có thể vui lòng giúp chúng tôi? Tôi biết các quảng cáo đôi khi quá khó chịu và bạn muốn sử dụng adblock (hoặc VPN). Nhưng tôi nghĩ bạn có thể hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt tạm thời các trình chặn quảng cáo hoặc VPN và tải lại trang. Nó sẽ giúp chúng tôi và cộng đồng của chúng tôi. Cảm ơn bạn đã giúp đỡ!
    Okay, I'll Whitelist
    Welcome Back!

    Đăng nhập

    Lost your password?