Đâu đó có người thầy nọ vào đăng trong group chê học trò của mình rằng : các bạn trông mà xem, sinh viên mà gửi mail như thế này này. đây, mail doanh nghiệp đây, coi mà sample.
Giá như nội dung này diễn ra trong nội bộ của thầy và trò thì không có gì để nói. Thầy chỉ sao, trò theo vậy, còn không theo thì thầy review, nhận xét, góp ý để tiến bộ. Còn đây là công khai với nhiều người 🙂
Người thầy đó quên mất rằng, đó là các học trò của mình, họ có trách nhiệm dẫn dắt. Mọi điều xảy ra dù thế nào đi nữa, đều là trách nhiệm của người thầy. Không thể trò giỏi, trò có tiếng thì thầy nhận, còn trò dở, chưa hay thì gạt trách nhiệm.
Một người thầy khác, khi chia sẻ thì thầy bảo các học trò của thầy hiện chưa đáp ứng được kỳ vọng thầy muốn. Cái này là trao đổi riêng nên không có gì chê trách, vì thế mình đưa ra lời tư vấn phù hợp, rằng đôi khi đừng quá chạy theo target mà quên mất những nhân sự đang cùng theo mình. Mình có thể làm trời làm đất, nhưng họ vẫn là những người có thái độ tốt, sẵn sàng học hỏi thì mình nên chậm lại để boost họ cùng theo.
Chúng ta cũng nên hiểu rằng, chúng ta ai cũng là đứa trẻ được sinh ra chưa biết gì, được dạy dỗ từ nhỏ, lớn lên cũng phải trả qua nhiều sự tôi luyện mới có được như bây giờ.
Những điều trên không lạ lùng vì vốn nền tảng giáo dục của chúng ta quá cứng nhắc, khiến người học chỉ trông chờ vào sách giáo khoa, tài liệu 1 chiều hay từ lời của người thầy. Nhưng quên mất rằng hiện thời đại internet, 1 thao tác google đã ra hàng trăm triệu kết quả trong 1 giây, và nó miễn phí.
Đây là Hệ quả của thói trọng người thân, gạt người tài, nên những chính sách, quy định ban hành ra thấy được ngay các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ … trình độ quản lý, đầu óc kinh tế và đóng góp cho nền giáo dục chung là thế nào. Âu cũng đều chạy theo trào lưu thành tích Việt Nam on top of the world.
Không đâu xa, ai có con vào học trường công từ tiểu học đi là biết thôi. Không biết mọi người sao chứ quanh mình, ai có con như vậy cũng đều than trời : sao chúng nó học nặng quá. Vâng đúng thật, nặng hơn cả hồi xưa của mình và đám bạn. Nhớ thời tiểu học còn tung tăng này nọ mà vẫn học sinh giỏi đều đều, trong khi thời đó đã nặng rồi 🙂
Bởi thế nên gia đình nào cày cuốc dư giả rồi đều gửi con đi học các trường quốc tế. Học sinh sinh viên giỏi tự lấy học bổng đi học nước ngoài. Chính các nền giáo dục tiến bộ hơn đã giúp nhiều thế hệ phát triển nhanh và quay lại giúp kinh tế lẫn giáo dục nước nhà. Còn nền giáo dục trong nước vẫn loay hoay trong đống cải cách, giữa đống giáo khoa biên soạn từng năm để bán theo kiểu ép phải mua. Rồi buồn buồn đổi bộ khác để còn tăng giá trị thặng dư 🙂
Quay lại câu chuyện bên trên,
Cùng 1 vấn đề thì 1 người thầy khác của mình thì họ làm như thế nào:
- Thầy của mình cũng từ sinh viên mà học lên rồi đi dạy
- Thầy là người hiểu chuyện, năng động, chịu khó, nhanh nhẹn, … Học trò khó gì, chỉ cần mở lời, giúp được là thầy giúp, hỗ trợ tư vấn nhiệt tình hết mình.
- Điều đó giúp cho cách nhìn nhận vấn đề, đưa ra giải pháp cùng với lời lẽ nhẹ nhàng mà thuyết phục hơn, đi thẳng vào lòng người
- Người thầy đó cũng chia sẻ, chia sẻ từ trang cá nhân, công khai đến các group liên quan để chia sẻ hướng dẫn học trò, cả của thầy lẫn các bạn khác, kiểu như:
- “Làm ơn – please đừng quên cách viết email khi gửi, một bức email đầy thiện cảm và một tờ CV đầy đủ thông tin sẽ là cơ hội tuyệt vời. À, mà bạn đừng hỏi mình CV dùng tiếng Việt hay tiếng Anh nhé – bạn muốn mình giá bao nhiêu, tính bằng tiền Việt hay tiền Mỹ kim thì tùy bạn.”
- “Nhận cái email xin việc mà nản luôn các bạn trẻ ơi, thanh xuân của bạn để làm gì vậy ” – lớn rồi, ai đọc được tự nhột thôi.
Thế đấy, chứ google miễn phí mà :))) Lúc đó có muốn phán xét học trò mình rằng còn phải dạy google cho nữa thì nên quay lại tiểu học để cô cầm tay uốn nắn cho.
Cao nhân có cao nhân trị. Nên cho dù ở cao thì luôn nhớ là chúng ta chưa phải cao nhất để phán xét ở dưới.
P.s:
Mình viết ra những lời này không phải để phán xét một ai, mà là để review về bản thân nhiều hơn. Nhớ lúc sức trẻ còn tràn trề, thấy những dòng post như vậy là tham gia tranh luận với những lời lẽ khá nặng nề để bảo vệ quan điểm của mình đến cùng. Vì thế thường dùng những ngôn từ triệt hạ người ta càng nhanh càng mạnh càng tốt.
Đến lúc có người góp ý mình mới giật mình nhận ra là bản thân chưa đúng, và quá mất thời gian cho những hành động mà trả bằng khá nhiều quỹ thời gian, lại không học hỏi được gì nhiều. Thêm nữa là tự tích những cảm xúc tiêu cực vào người và lao theo cái vòng xoáy là phải xả ra bằng hết.
Nhờ thế mà nhìn sự việc dần khách quan hơn và phản ứng chậm lại để lắng nghe, học hỏi, suy xét đủ nhất có thể. Và nhận ra được phương pháp muốn làm việc gì đó nhanh, cần sự sáng tạo, cần idea, brainstorm,… thì cứ việc đẩy cảm xúc lên cao, còn cần lắng để suy xét gì đó thì chỉ cần vô tâm đi là không care, và để não có sự vô tư nhất cho việc lựa chọn 🙂