Cập nhật mới nhất tình hình COVID-19 Diễn biến dịch Corona trên địa bàn Bà Rịa Vũng Tàu từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, Sở Y tế BRVT, Bộ Y Tế Việt Nam, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Tin tức, khuyến cáo, văn bản. Đường dây nóng tiếp nhận thông tin dịch bệnh…
Cập nhật diễn biến dịch BRVT mới nhất 10/2021
15/7/2021
Tính từ 12g00 đến 18g00 ngày 15/7/2021 ghi nhận 18 ca mắc mới:
- 8 ca ghi nhận trong khu vực cách ly tập trung tại Bộ Chỉ huy Biên phòng cũ, trong đó: 1 ca liên quan đến BN 22374; 1 ca liên quan đến BN 24553; 6 ca liên quan đến BN 37514.
- 4 ca ghi nhận ngoài cộng đồng, chưa rõ nguồn lây tại Tổ 2, ấp Thạnh Sơn, Phước Thuận, Xuyên Mộc.
- 6 ca ghi nhận ngoài cộng đồng, liên quan tới chợ Bàu Lâm, Xuyên Mộc.
- Số lượng ca mắc ghi nhận tính từ ngày 28/6 đến nay là 125 ca.
Hiện nay TP. Vũng Tàu được thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 để tăng cường kiểm soát và dập dịch trong thời gian sớm nhất. Do đó, BCĐ Tỉnh đề nghị người dân TP. Vũng Tàu và các địa phương khác đồng lòng thực hiện nghiêm các quy định giãn cách theo Chỉ thị 16 đã được BCĐ tỉnh và TP. Vũng Tàu triển khai, hướng dẫn, tuyên truyền đến người tại địa phương và trên các phương tiện thông tin chính thống; tuyệt đối không hoang mang, không nghe theo các tin đồn, thông tin lan truyền không đúng sự thật xung quanh việc áp dụng giãn cách xã hội.
Corona Virus là gì?
Bệnh do vi-rút corona (COVID-19) là một căn bệnh truyền nhiễm do một chủng vi-rút corona mới phát hiện gây ra. Hầu hết những người mắc bệnh COVID-19 sẽ gặp các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và hồi phục mà không cần phải điều trị đặc biệt. Theo https://www.who.int/
Cách lây lan
Vi-rút gây bệnh COVID-19 chủ yếu lây truyền qua các giọt bắn văng ra khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc thở ra. Những giọt bắn này quá nặng nên không thể bay lơ lửng trong không khí và nhanh chóng rơi xuống sàn nhà hoặc các bề mặt.
Bạn có thể bị nhiễm bệnh khi hít phải vi-rút nếu đang ở gần người nhiễm COVID-19 hoặc chạm vào bề mặt có vi-rút, rồi lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng.
Số liệu thống kê về virus corona ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Biện pháp phòng ngừa
Cách phòng tránh virus corona ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh bằng cách tìm hiểu thông tin và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Để ngăn chặn COVID-19 lây lan, hãy Làm theo khuyến cáo của cơ quan y tế địa phương.: “5K” chung sống an toàn với dịch bệnh
- Khẩu trang : Khi không thể giữ khoảng cách, hãy đeo khẩu trang.
- Khử khuẩn : Thường xuyên rửa tay. Dùng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn.
- Khoảng cách : Giữ khoảng cách an toàn với những người đang ho hoặc hắt hơi. Không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. Khi ho hoặc hắt hơi, hãy dùng khăn giấy hoặc gập khuỷu tay lại để che mũi và miệng.
- Không tụ tập : Hãy ở nhà khi bạn cảm thấy không khỏe.
- Khai báo y tế : Hãy đi khám nếu bạn bị sốt, ho và khó thở. Nhớ gọi điện trước để nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể nhanh chóng hướng dẫn bạn tìm đến cơ sở y tế phù hợp. Việc này không chỉ nhằm bảo vệ bạn mà còn ngăn ngừa sự lây lan của vi-rút và các bệnh truyền nhiễm khác.
(*) Khẩu trang
Khẩu trang giúp ngăn chặn sự lây lan của vi-rút, không cho vi-rút truyền từ người đeo khẩu trang sang người khác. Tuy nhiên, chỉ đeo khẩu trang thôi thì không đủ để bảo vệ bạn khỏi COVID-19. Bạn phải kết hợp đeo khẩu trang với việc giữ khoảng cách và rửa tay sạch. Hãy làm theo khuyến cáo của cơ quan y tế địa phương.
Triệu chứng nghi nhiễm COVID-19
COVID-19 tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. Hầu hết những người nhiễm vi-rút sẽ có triệu chứng bệnh từ nhẹ đến trung bình và có thể hồi phục mà không cần nhập viện.
- Các triệu chứng thường gặp nhất: sốt, ho khan, mệt mỏi
- Các triệu chứng ít gặp hơn: đau nhức, đau họng, tiêu chảy, viêm kết mạc, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái
- Các triệu chứng nghiêm trọng: khó thở, đau hoặc tức ngực, mất khả năng nói hoặc cử động
Hãy đi khám ngay lập tức nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng. Luôn gọi điện trước khi gặp bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế.
Những người có triệu chứng nhẹ và không có biểu hiện bệnh nào khác nên điều trị triệu chứng tại nhà.
Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 5–6 ngày kể từ khi người bệnh nhiễm vi-rút. Tuy nhiên, thời gian này có thể lên tới 14 ngày.
Cách ứng phó với virus corona
Xoa dịu tâm hồn bạn : Corona gây ra các vấn đề về tâm lý, sức khỏe tâm thần nhiều hơn là về sức khỏe cơ thể. Sau đây là một số mẹo giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe
Tạm dừng. Hít thở. Suy ngẫm.
- Hít thở vài hơi thật chậm: hít vào bằng mũi, rồi từ từ thở ra.
- Hít thở chậm là một trong những cách tốt nhất để giảm căng thẳng, vì động tác này gửi tín hiệu đến não rằng bạn cần thư giãn cơ thể.
- Chú ý đến những cảm xúc và suy nghĩ đang diễn ra bên trong, nhưng đừng đánh giá. Thay vì phản ứng hay đáp lại những cảm xúc và suy nghĩ đó, hãy cứ ghi nhận rồi để chúng qua đi.
Kết nối với người khác
Việc trò chuyện với những người mà bạn tin tưởng có thể giúp ích cho bạn.
Hãy giữ liên lạc thường xuyên với những người thân thiết, kể cho họ nghe cảm xúc của bạn cũng như những điều làm bạn lo lắng.
Duy trì lối sống lành mạnh
Nên:
- Thức dậy và đi ngủ đúng giờ mỗi ngày.
- Giữ vệ sinh cá nhân.
- Ăn uống lành mạnh và đúng bữa.
- Tập thể dục đều đặn. Chỉ vài động tác vận động nhẹ nhàng trong 3-4 phút, chẳng hạn như đi bộ hoặc căng duỗi cơ thể cũng sẽ giúp bạn giữ sức khỏe.
- Phân bổ thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Dành thời gian làm những việc bạn thích.
- Thường xuyên nghỉ giải lao sau một lúc ngồi trước màn hình.
Không nên: Đừng dùng rượu bia và chất gây nghiện để xoa dịu nỗi sợ hãi, lo lắng, buồn chán và cảm giác bị cô lập khỏi xã hội.
Tử tế với người thân và mọi người
- Trong những ngày bạn cảm thấy khó khăn, đừng kỳ vọng quá cao ở bản thân mà hãy chấp nhận rằng có những ngày bạn làm việc hiệu quả hơn những ngày khác.
- Cố gắng giảm bớt việc xem, đọc hoặc nghe những tin tức làm bạn lo lắng hay đau buồn.
- Chỉ tìm thông tin mới nhất từ các nguồn đáng tin cậy vào những thời điểm cụ thể trong ngày.
- Việc giúp đỡ người khác cũng có thể giúp ích cho bạn.
- Nếu có điều kiện, hãy giúp đỡ những người cần được hỗ trợ trong cộng đồng của bạn.
Liên hệ nhờ giúp đỡ khi cần
Đừng ngần ngại tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia nếu bạn cho rằng mình cần đến họ. Nhân viên y tế địa phương là những người mà bạn nên tìm đến đầu tiên. Các đường dây trợ giúp cũng có thể là nguồn hỗ trợ không nhỏ.
Điều trị, phòng tránh COVID
Nếu không may tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, trở thành F1, F2, F3 vui lòng làm những việc sau:
- Gọi điện cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn hoặc đường dây nóng về COVID-19 để biết địa điểm và thời gian làm xét nghiệm.
- Tuân thủ quy định phòng dịch nghiêm ngặp, Hợp tác thực hiện các quy trình truy vết tiếp xúc để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút.
- Nếu bạn không thể xét nghiệm, hãy ở nhà và không lại gần người khác trong 14 ngày.
- Trong thời gian cách ly, bạn không được đi làm, đi học hoặc đi đến nơi công cộng. Hãy nhờ một người khác mang nhu yếu phẩm đến cho bạn.
- Giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với những người khác, kể cả với người nhà.
- Đeo khẩu trang y tế để bảo vệ người khác, kể cả khi/trong trường hợp bạn cần liên hệ với nhân viên y tế để được trợ giúp.
- Rửa tay thường xuyên.
- Ở trong một phòng tách biệt với những thành viên khác trong gia đình. Nếu không được, hãy đeo khẩu trang y tế.
- Giữ phòng thông thoáng.
- Nếu bạn ở chung phòng với người khác, hãy kê giường cách nhau ít nhất 1 mét.
- Tự theo dõi trong 14 ngày xem bạn có triệu chứng nào không.
- Gọi điện cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào sau đây: khó thở, mất khả năng nói hoặc cử động, lú lẫn hoặc đau ngực.
- Duy trì tinh thần lạc quan bằng cách tập thể dục tại nhà và giữ liên lạc với người thân qua điện thoại hoặc trên mạng.
Phương pháp điều trị y tế
Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang nỗ lực tìm kiếm và phát triển các phương pháp điều trị COVID-19.
Biện pháp chăm sóc hỗ trợ tối ưu bao gồm việc thở oxy cho những người bệnh nặng và có nguy cơ mắc bệnh nặng, cùng biện pháp hỗ trợ hô hấp chuyên sâu hơn như thông khí nhân tạo cho những người bị bệnh trầm trọng.
Dexamethasone là một chất thuộc nhóm Corticosteroid, có thể giúp giảm thời gian thở máy và cứu sống những người bị bệnh nặng và trầm trọng.
WHO không khuyến nghị việc tự dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc kháng sinh, để phòng ngừa hoặc chữa bệnh COVID-19.
Vaccine chống COVID là gì? gồm những loại nào? Tại sao phải tiêm?
Vacxin là gì?
Vaccine (vắc-xin) là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Vacxin chứa các phiên bản suy yếu của virus hay phiên bản gần giống như virus (được gọi là kháng nguyên). Điều này chứng tỏ các kháng nguyên không thể tạo ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh, nhưng chúng kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể. Những kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với các virus trong tương lai.
Vacxin giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Khi chủng ngừa, hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện vacxin là vật lạ sẽ tiêu diệt và ghi nhớ chúng, từ đó tạo được trí nhớ miễn dịch. Về sau khi tác nhân bệnh thật xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng và hiệu quả để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.
Nhờ có vacxin hàng triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm, người được tiêm chủng không bị mắc bệnh hay di chứng do bệnh dịch gây ra.
Tùy thuộc vào từng loại vacxin và đường đưa vào cơ thể. Liều quá thấp sẽ không đủ khả năng để kích thích đáp ứng miễn dịch. Liều quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp đặc hiệu.
Một số vacxin có thể gây tác dụng phụ nhẹ, tạm thời như sốt, đau nhức, sưng tấy tại nơi tiêm. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Co giật, shock phản vệ có gặp nhưng với tỷ lệ rất thấp.
Các loại Vacxin chống COVID
Các loại Vacxin đang được dùng để chống COVID trên thế giới và ở Việt Nam gồm:
- Vắc-xin BIBP : (BBIBP-CorV) Viện Sản phẩm Sinh học Bắc Kinh, Sinopharm nghiên cứu sản xuất phát triển
- Vắc-xin BioNTech, Pfizer : (BNT162b2) là sản phẩm của Tập đoàn dược phẩm Pfizer, New York (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech ở Mainz (Đức) hợp tác phát triển, hợp tác với Shanghai Fosun Pharma phân phối tại Trung Quốc, là loại vaccine đang tiến xa nhất. Loại vaccine này cần tiêm 2 mũi, cách nhau 21 ngày.
- Vắc-xin Moderna : (mRNA-1273)
- Vắc-xin Oxford, AstraZeneca
- Vắc-xin Sputnik V
Tiêm chủng phải đạt trên 80% đối tượng chưa có miễn dịch mới có khả năng ngăn ngừa dịch. Tiêm chủng mở rộng là tiêm chủng phổ cập cho hầu hết trẻ em nên diện bảo vệ của nó là rất lớn góp phần quan trọng cho phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.
** Lưu ý: Các loại thuốc này đang được dùng làm vắc-xin cho COVID-19 (chỉ giới hạn cho một số người dân). Nguồn: moh.gov.vn
Kết quả này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin. Nếu bạn có thắc mắc, vui lòng tham khảo ý kiến cơ quan y tế địa phương.
Tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm Vacxin COVID-19
- Trên cánh tay nơi được tiêm: Đau, Mẩn đỏ, Sưng tấy, ..
- Trên các phần còn lại của cơ thể: Mệt mỏi, Đau đầu, Đau cơ, Ớn lạnh, Ốm – Sốt, Buồn nôn, …
Những lầm tưởng và sự thật về vắc-xin COVID-19
Hiện có các vắc-xin COVID-19 được phép và khuyên dùng có thông tin vắc-xin chính xác là cực kỳ quan trọng và có thể giúp ngăn chặn những lời đồn thất thiệt thường gặp.
Làm cách nào để tôi biết thông tin nào về vắc-xin COVID-19 là chính xác?
Để biết được đâu là nguồn thông tin mà quý vị có thể tin tưởng là điều không dễ. Trước khi cân nhắc thông tin về vắc-xin trên internet, hãy kiểm tra xem thông tin đó có từ nguồn đáng tin cậy và được cập nhật thường xuyên không. Tìm hiểu thêm về việc tìm thông tin đáng tin cậy về vắc-xin, đặc biệt là các báo chí chính thống, đài truyền hình Việt Nam VTV. Tuyệt đối không đọc tin facebook, báo lá cải, giật tít, gây hoang mang, hiểu nhầm …
Tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 có thể làm cho quý vị bị nhiễm từ không?
Không. Việc tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 sẽ không làm cho quý vị bị nhiễm từ, bao gồm cả nơi đã tiêm chủng, thường là ở cánh tay quý vị. Vắc-xin ngừa COVID-19 không chứa các thành phần tạo ra trường điện từ tại nơi tiêm của quý vị. Toàn bộ vắc-xin ngừa COVID-19 đều không chứa kim loại như sắt, ni-ken, co-ban, li-ti và hợp kim đất hiếm cũng như các sản phẩm chế tạo như vi điện tử, điện cực, ống na-nô các-bon và chất bán dẫn dây na-nô. Ngoài ra, một liều vắc-xin ngừa COVID-19 thông thường là chưa tới một milliliter, không đủ để nam châm hút vào điểm tiêm chủng của quý vị dù vắc-xin có chứa kim loại gây từ tính.
Có bất kỳ loại vắc-xin ngừa COVID-19 nào đã được cho phép sử dụng phát tán hoặc thải ra bất kỳ thành phần nào của vắc-xin không?
Không. Vắc-xin phát tán là thuật ngữ dùng để mô tả viêc phát tán hoặc thải bất kỳ thành phần nào của vắc-xin vào trong hoặc ra ngoài cơ thể. Vắc-xin phát tán chỉ có thể xảy ra khi vắc-xin có chứa phiên bản vi-rút đã được làm yếu đi. Không có một loại vắc-xin nào được cấp phép sử dụng tại Hoa Kỳ có chứa vi-rút còn sống. Vắc-xin ngừa COVID-19 không làm phát tán thành phần vắc-xin, vì vậy không có khả năng bất kỳ thành phần nào của vắc-xin bị tích lũy trong mô của cơ thể hay nội tạng, kể cả buồng trứng.
mRNA và các loại vắc-xin véc-tơ vi-rút là hai loại vắc-xin COVID-19 hiện có được phép sử dụng.
Tôi muốn có con sau này, vậy sử dụng vắc-xin COVID-19 có an toàn không?
Có. Nếu quý vị đang cố gắng mang thai hoặc muốn mang thai trong tương lai, quý vị có thể tiêm vắc-xin COVID-19 khi có sẵn cho quý vị.
Hiện không có bằng chứng cho thấy việc tiêm chủng vắc-xin COVID-19 gây ra bất kỳ vấn đề nào đối với việc mang thai, kể cả sự phát triển của nhau thai. Ngoài ra, không có bằng chứng cho thấy tác dụng phụ của vắc-xin, kể cả vắc-xin ngừa COVID-19 liên quan tới các vấn đề về thụ thai.
Giống như tất cả các loại vắc-xin, các nhà khoa học đang nghiên cứu kỹ lưỡng về vắc-xin COVID-19 để phát hiện các tác dụng phụ hiện tại và sẽ tiếp tục nghiên cứu chúng trong nhiều năm nữa.
Vắc-xin COVID-19 có làm thay đổi ADN của tôi không?
Không. Vắc-xin COVID-19 không làm thay đổi hay ảnh hưởng đến ADN của quý vị theo bất kỳ cách nào.
Hiện có hai loại vắc-xin COVID-19 được cho phép và khuyên dùng tại Hoa Kỳ: vắc-xin truyền tin RNA (mRNA) và vắc-xin véc-tơ vi-rút. Cả hai loại vắc-xin COVID-19 mRNA và véc-tơ vi-rút gửi hướng dẫn (vật liệu gen) đến tế bào của chúng ta để bắt đầu xây dựng hàng rào bảo vệ chống vi-rút gây bệnh COVID-19. Tuy nhiên, vật liệu đó không xâm nhập vào nhân tế bào nơi chứa ADN của quý vị. Điều này có nghĩa là vật liệu gen trong vắc-xin không thể tác động hoặc tương tác với ADN của chúng ta theo bất kỳ hình thức nào. Tất cả vắc-xin COVID-19 bắt tay với hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể để phát triển khả năng miễn dịch đối với bệnh đó một cách an toàn.
CDC có thể chỉ thị tôi tiêm vắc-xin COVID-19?
Không. Nhà nước không bắt ép các cá nhân phải tiêm vắc-xin. Ngoài ra, CDC không duy trì hoặc giám sát hồ sơ tiêm chủng của một người. Việc chính quyền địa phương hoặc chủ doanh nghiệp, có thể yêu cầu hoặc chỉ thị tiêm chủng COVID-19 là quyết định của họ. Vui lòng liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Liệu việc tiêm vắc-xin COVID-19 có làm tôi xét nghiệm dương tính với COVID-19 khi xét nghiệm vi-rút không?
Không. Không có loại vắc-xin COVID-19 đã được cho phép và khuyên dùng nào làm cho quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính khi xét nghiệm vi-rút, loại xét nghiệm dùng để xem liệu quý vị hiện có bị lây nhiễm bệnh hay không.
Hiện cũng không có loại vắc-xin COVID-19 nào đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Việc tiêm chủng bảo vệ hầu hết mọi người khỏi việc bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên có một tỉ lệ phần trăm nhỏ những người đã tiêm chủng đầy đủ vẫn nhiễm COVID-19. Cũng có một số bằng chứng cho thấy việc tiêm phòng có thể làm cho bệnh ít nghiêm trọng hơn ở những người đã tiêm phòng nhưng vẫn bị bệnh.
Nếu cơ thể quý vị phát triển phản ứng miễn dịch với việc tiêm chủng, đây chính là mục đích của việc tiêm chủng, quý vị có thể xét nghiệm dương tính đối với một số xét nghiệm kháng thể. Xét nghiệm kháng thể cho biết quý vị đã từng bị lây nhiễm trước đây và có thể được bảo vệ khỏi loại vi-rút này ở một mức độ nhất định. Các chuyên gia hiện đang tìm hiểu xem việc tiêm chủng COVID-19 có thể ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả xét nghiệm kháng thể.