Kỷ niệm 131 năm ngày sinh của một con người phi thường Việt Nam, siêu trí tuệ Việt Nam phiên bản 1890, Nhà lãnh đạo của những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất trong lịch sử thế giới.
Nói gì thì nói, cứ nhìn vào lịch sử không thể bàn cãi: những pha combat ngoạn mục từ chính trị cho đến chiến trường, làm láng combo từ Pháp, Nhật, Mỹ – siêu cường giàu nhất thế giới – chưa bao giờ biết mùi thua trận, làm nền tảng cho những pha combat Cam, Thái, Trung… sau này
Ngày 19/5 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Dân tộc ta, non sông đất nước đã sinh ra người anh hùng và chính đã làm rạng rỡ người Việt Nam, tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam cho ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt 4000 năm lịch sử .
Lạ lùng thay là những ngày 19/5 và 2/9, không năm nào là không mưa, mà lại còn mưa rất to.
Con đường dân tộc phi thường – Sự lựa chọn sáng suốt cho đất nước và Sự hi sinh vô bờ cả cuộc đời
Nguyễn Tất Thành (hay Nguyễn Sinh Cung) – tên khai sinh của Hồ Chí Minh, Người trở thành Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945, một nhà cách mạng cống hiến phi thường đã vượt qua nhiều sự hiểm nghèo vì sự nghiệp độc lập cho Việt Nam, không những thế đồng thời cũng là 1 trong những người đã sáng lập nên Đảng cộng sản Pháp, thành viên của Quốc tế Cộng sản từ năm 1930.
Người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã tham gia các hoạt động dân tộc chủ nghĩa từ khi còn là học sinh ở Huế. Lựa chọn táo bạo khi rời Việt Nam từ khi 21 tuổi, một độ tuổi còn rất trẻ, bỏ lại cơ hội để có 1 cuộc sống yên ổn khi chấp nhận làm việc với nhà cầm quyền lựa chọn mà nhiều người có học khác lựa chọn thời bấy giờ.
Người lựa chọn ra đi để tìm con đường đúng đắn đưa dân tộc thoát khỏi nỗi đau mất nước, bỏ lại tất cả danh vọn,g tài sản, gia đình và chẳng cần bất cứ 1 người bạn đồng hành nào.
Người như cống hiến không vị kỷ tất cả những năm tháng đó cho cách mạng Việt Nam .
Ruth Fischer, một người cộng sản nổi tiếng người Đức biết Hồ giai đoạn đó đã viết: “Chính chủ nghĩa quốc gia của Hồ Chí Minh đã gây ấn tượng cho những người Cộng sản châu Âu chúng tôi, vốn được sinh ra và nuôi dưỡng trong một dạng chủ nghĩa quốc tế trừu tượng màu xám.”
Khai sinh nước Việt Nam non trẻ và nghệ thuật gẩy đàn tài tình với tình thế bàn cờ căng dây
Thế chiến thứ 2 đã mở ra cho Bác con đường mới nhằm đạt được mục tiêu suốt cuộc đời của mình. Nước Pháp mất uy tín do chính quyền Vichy đã cộng tác với Nhật, và đến năm 1945 thì bị Nhật hất cẳng bằng vũ lực
Cùng lúc đó, Bác Hồ đã gây dựng Việt Minh thành tổ chức chính trị rộng rãi duy nhất có khả năng chống cả Pháp và Nhật có hiệu quả.
Chính Bác là người lãnh đạo duy nhất được toàn quốc ủng hộ, có được sự trung thành rộng rãi với các sự kiện: Cách mạng tháng 8 1945, lật đổ quyền lực của người Nhật, thu nhận sự thoái vị của Bảo Đại, thành lập VNDCCH để đón tiếp các lực lượng đồng minh với tư cách của một chính thể Việt Nam độc lập. Lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử hiện đại, Việt Nam đã không còn bị ngoại quốc thống trị, thống nhất từ Bắc đến Nam.
Tuy vậy, Các mạng Việt Nam những ngày đầu phải chịu sức ép ghê gớm phải chịu sức ép ghê gớm.
Bên trong, các đảng thân Trung Hoa công kích sự thống trị của cộng sản trong chính phủ. Lãnh đạo Việt Quốc và Việt Cách dù thừa nhận chính quyền VNDCCH, nhưng tổ chức của họ không có cội rễ và cộng tác chặt chẽ với Trung Hoa Dân quốc, đã hứng trọn chỉ trích bài Trung của dân chúng miền Bắc.
Khi Pháp sử dụng sức mạnh nhằm tái kiểm soát VN, Bác Hồ một lần nữa lãnh đạo kháng chiến, và Việt Minh trở thành lực lượng dân tộc chủ nghĩa chủ đạo.
Vì đoàn kết quốc gia, Bác Hồ giải tán Đảng Cộng Sản – đi vào hoạt động bí mật và tổ chức tổng tuyển cử, cam kết sự hiện diện của các phe phái bất kể tỉ lệ ủng hộ đại chúng của họ.
Từ ngoài, sức ép của Pháp và Trung Hoa càng chồng chất thêm khó khăn. Pháp lợi dụng các tổ chức Việt Minh tại miền Nam kém đoàn kết và yếu hơn để trừ khử các tổ chức VNDCCH, khiến các tổ chức này lui về hoạt động chiến tranh du kích.
Tại miền Bắc đang bị nạn đói hoành hành, bè lũ thân Tưởng dưới gót giày của các lãnh chúa đổ bộ vào miền Bắc, thay thế chính quyền hợp pháp tại đó bằng các ủy ban của họ và cướp phá có hệ thống.
Tháng 3/1946, Bác Hồ đàm phán với Pháp, chấp nhận sự hiện diện quân sự của Pháp tại miền Bắc trong 5 năm đổi lấy sự đảm bảo mập mờ từ Pháp về một VNDCCH là “quốc gia tự do trong Liên hiệp Pháp”. Đây là những toan tính để loại bỏ hết các lực lượng thân Tưởng trên toàn quốc ra khỏi lãnh thổ
Khi bị chỉ trích bởi các phần tử thân Tưởng, Bác Hồ đã tuyên bố:
“Đừng ngốc! Các ông có biết người Tàu ở lại có nghĩa là gì không? Các ông quên lịch sử rồi hả? Lần cuối người Tàu đến, họ đã ở lại 1000 năm. Người Pháp ở xa, đã suy yếu. Chủ nghĩa thực dân đang chết dần. Không gì cưỡng lại được sức ép thế giới về độc lập. Họ có thể ở lại một lúc, nhưng sẽ phải ra đi vì thời đại của người da trắng tại châu Á đã hết. Nhưng nếu người Tàu ở lại, họ sẽ không bao giờ đi. ”
Đánh giá khách quan từ những học giả và báo chí phương Tây
Hồ Chí Minh là 1 người theo chủ nghĩa dân tộc mang tính cách mạng và quyết định với 1 mục tiêu duy nhất đó là độc lập cho đất nước của mình.
Trong số báo đăng ngày 14/3/1998 của tạp chí TIME với tiêu đề ”HO CHI MINH” có đoạn “You can kill 10 of my men for every one I kill of yours, yet even at those odds, you will lose and I will win.” Mở đầu bài báo, tác giả Stanley Karnow để một câu nói khá thu hút: ”Ông ấy đã dành cả đời với chủ nghĩa dân tộc cùng với chủ nghĩa Cộng Sản và ông ‘đã kết hợp' chúng lại với nhau để tạo thành một thứ nghệ thuật chết người với ‘kiểu' chiến tranh du kích”.
”Một con người khắc khổ trong một chiếc áo khoác bạc màu và đôi dép cao su đã cũ, Hồ Chí Minh đã nuôi dưỡng hình ảnh của một ‘Bác Hồ' khiêm nhường và lành tính. Nhưng ông là một người theo chủ nghĩa dân tộc mang tính cách mạng và kiên định với một mục đích duy nhất: độc lập cho đất nước của ông ta.
Ông ấy truyền cảm hứng và quyết tâm của mình cho những người khác, họ – những du kích, những người thấm nhuần tư tưởng của ông ta đã vượt qua những khó khăn và trở ngại để phá tan những nỗ lực tuyệt vọng của Pháp nhằm lấy lại đế chế ở Đông Dương của họ trước đây; sau đó, họ – những người du kích được xây dựng thành một đội quân chính quy, đã làm nản lòng nỗ lực rất lớn của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn những người theo chủ nghĩa cộng sản của Hồ Chí Minh và kiểm soát Việt Nam. Đối với người Mỹ, đó là cuộc chiến dài nhất – và thất bại đầu tiên – trong lịch sử của họ, và nó đã làm thay đổi mạnh mẽ cách mà họ nhận thức được vai trò của họ trên thế giới.”
Sai lầm và trả giá của chủ nghĩa thực dân cùng đế quốc
Với đôi mắt phương Tây, dường như họ không thể tưởng tượng được những hi sinh to lớn của Bác và những gì có thể hi sinh.
Người Pháp tin tưởng vào ưu thế của họ đã lờ đi lời cảnh báo của ông và chịu thất bại nặng nề. Các sĩ quan cao cấp của Mỹ cũng nuôi dưỡng ảo vọng rằng những vũ khí của họ chắc chắn sẽ phá vỡ tinh thần của kẻ thù
Điều này được khẳng định lại một lần nữa trong ”Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước, Người viết:
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ!
Không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”
Một số câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh
- “Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu”
- “Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể”
- “Tôi khuyên các bạn là chớ đặt những chương trình kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được…”
- “Chính lòng yêu nước, chứ không phải lý tưởng cộng sản, là nguồn cảm hứng cho tôi”
- “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”
- “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn ? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?”
- “Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm”
- “Chúng ta phải nhớ rằng: người tài ai cũng có chỗ hay chỗ dở, ta phải dùng chỗ hay của người và giúp người chữa chỗ dở”
- Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy chục triệu người, cũng có người thế này, thế khác…
- “Cách dạy trẻ: cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ làm cho chúng trở nên già cả”
- “Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”